cá cược thể thao trực tuyến là gì - web cá độ thể thao uy tín

Thành tích, giải thưởng

ĐHQG-HCM đứng tên trong nhiều bảng xếp hạng đại học uy tín

  • 03/10/2019
  • Sau hơn hai thập niên liên tục đầu tư toàn diện, có chiều sâu, nhất là mảng đào tạo, nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế, ĐHQG-HCM dần khẳng định được vị trí của mình trên trường quốc tế. Tính đến tháng 9/2019, ĐHQG-HCM đã có trong nhiều bảng xếp hạng đại học uy tín nhất của khu vực và thế giới.

    ĐHQG-HCM đạt nhiều vị trí nổi bật trong các bảng xếp hạng quốc tế về chất lượng đại học. Nguồntopuniversities.com

    Bảng xếp hạng QS World

    Từ vị trí 144 ở bảng xếp hạng QS Asia vào năm 2017, một năm sau, ĐHQG-HCM đã có bước tiến dài khi lần đầu tiên đứng ở vị trí 701-750 trong bảng xếp hạng QS World (Tổ chức Giáo dục Quacquarelli Symonds - Vương Quốc Anh).

    QS World xếp hạng các trường đại học theo 6 tiêu chí, gồm: Danh tiếng học thuật (chiếm 40% tổng điểm), danh tiếng với nhà tuyển dụng (10%), tỷ lệ giảng viên/sinh viên (20%), tỷ lệ trích dẫn bài báo/giảng viên (20%), tỷ lệ giảng viên quốc tế (5%), và sinh viên quốc tế (5%).

    Trong đó tiêu chí Danh tiếng học thuật của ĐHQG-HCM (chiếm trọng số cao nhất của bảng xếp hạng) tăng 70 bậc xếp hạng 427 toàn cầu.

    Cũng trong năm 2018, QS xếp hạng ĐHQG-HCM vào vị trí 101-150 trong bảng xếp hạng 50 Under 50 - top các trường đại học trẻ dưới 50 tuổi.

    Bảng xếp hạng THE

    Theo kết quả xếp hạng các trường đại học toàn cầu năm 2020 của Tạp chí Times Higher Education - THE World University Rankings 2020 (Vương quốc Anh), ĐHQG-HCM đứng trong top 1001+. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có đại diện đứng trong bảng xếp hạng này.

    THE xếp hạng các trường đại học theo 5 nhóm tiêu chí, gồm: Giảng dạy (chiếm 30% tổng điểm), Nghiên cứu (30%), Trích dẫn khoa học (30%), Triển vọng quốc tế (7,5%), Thu nhập nhờ chuyển giao tri thức (2,5%).

    Để có cơ sở dữ liệu khách quan cho việc đánh giá, THE đã phân tích 77,4 triệu lượt trích dẫn đối với 12,8 triệu bài báo được xuất bản trong vòng 5 năm từ nhà cung cấp dữ liệu Elsevier và khảo sát danh tiếng học thuật thường niên từ Academic Reputation Survey nhằm cung cấp những so sánh toàn diện và cân bằng nhất về chất lượng của các trường đại học trên thế giới.

    THE ra đời vào năm 2004, là tạp chí về tin tức và các vấn đề giáo dục bậc cao, có trụ sở tại London. THE World University Rankings là bảng xếp hạng có uy tín, được sinh viên, nhà khoa học, lãnh đạo trường đại học, doanh nghiệp và các chính phủ tin cậy.

    Sinh viên  Trường ĐH Quốc Tế ĐHQG-HCM trong giờ thực hành. Ảnh: Minh Châu

    Bảng xếp hạng QS GER

    Ngày 19/9 vừa qua, theo kết quả do QS Graduate Employability Rankings (QS GER) 2020 công bố, ĐHQG-HCM là đại diện duy nhất của Việt Nam được đứng vào top 301-500 đại học có tỷ lệ sinh viên có việc làm tốt nhất thế giới.

    QS GER đánh giá chất lượng và khả năng tìm việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp dựa trên 5 tiêu chí: Danh tiếng với nhà tuyển dụng (chiếm 30% tổng điểm), chất lượng đầu ra của cựu sinh viên (25%), hợp tác với doanh nghiệp (25%), các hoạt động kết nối doanh nghiệp và sinh viên (10%) và tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm (10%).

    Bảng xếp hạng này nhằm cung cấp thông tin chi tiết về mối quan hệ giữa trường đại học với doanh nghiệp và các sinh viên tốt nghiệp của trường. QS GER 2020 được thực hiện trên cơ sở dữ liệu của 2.100 đại học của 132 quốc gia. Trong đó, có 750 trường được xem xét, 680 trường được xếp hạng và 501 trường được vinh danh (top 500).  

    Giải pháp để đứng vào top 100

    PGS.TS Vũ Hải Quân - Phó Giám đốc ĐHQG-HCM, đề xuất 3 giải pháp để đại học Việt Nam đứng vào top 100 các trường đại học châu Á hoặc top 500 các trường đại học hàng đầu thế giới trong vòng 10 năm tới.

    Thứ nhất, Nhà nước cần có chiến lược ưu tiên đầu tư cho một số trường đại học đã có tên trong bảng xếp hạng thông qua chính sách đặt hàng đào tạo và nghiên cứu. Cụ thể như chính sách đặt hàng để đào tạo các ngành khoa học cơ bản, công nghệ mũi nhọn cho các trường đại học để xây dựng lực lượng khoa học trẻ, thực hiện các nghiên cứu đột phá.

    Thứ hai, cam kết về tự chủ cho các trường đại học, trong đó quan trọng nhất là tự chủ học thuật, tự chủ tổ chức và tự chủ tài chính.

    Thứ ba, các trường đại học tái cấu trúc để tăng hiệu quả quản trị, có chính sách thu hút, tuyển dụng giảng viên giỏi, nhất là giảng viên nước ngoài; xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh để tăng số lượng và chất lượng nghiên cứu.

    THÁI VIỆT - ANH VŨ (Bản tin ĐHQG-HCM số 196)

    Hãy là người bình luận đầu tiên