cá cược thể thao trực tuyến là gì - web cá độ thể thao uy tín

cá cược thể thao trực tuyến là gì - Sự kiện

Khai thác văn hóa Chăm Islam ở An Giang trong phát triển du lịch - NCS. Vũ Thu Hiền

  • 12/10/2020
  • Tên đề tài luận án: Khai thác văn hóa Chăm Islam ở An Giang trong phát triển du lịch
    Chuyên ngành: Văn hóa học                              
    Mã số: 9229040
    Họ và tên nghiên cứu sinh: Vũ Thu Hiền
    Người hướng dẫn khoa học 1: PSG. TS. Nguyễn Quốc Lộc
    Người hướng dẫn khoa học 2: TS. Phú Văn Hẳn
    Tên cơ sở đào tạo: Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG HCM
    1. Tóm tắt nội dung luận án 
    Văn hóa Chăm Islam có sự độc đáo, khác biệt. Đây là nét văn hóa đặc trưng ở An Giang, có khả năng đóng góp cho sự phát triển du lịch văn hóa của An Giang. Từ năm 2008, du lịch tại làng Chăm Châu Phong, làng Chăm Đa Phước được một số dự án đầu tư triển khai. Tuy nhiên đến nay, những hoạt động này không còn được duy trì. Du lịch gắn với văn hóa Chăm Islam hoạt động thiếu sự đầu tư, quy mô nhỏ và tài nguyên du lịch văn hóa Chăm Islam chưa được khai thác hiệu quả trong phát triển du lịch. Để góp phần bảo tồn và phát huy văn hóa Chăm Islam ở An Giang, cùng với việc tránh lãng phí nguồn tài nguyên du lịch văn hóa Chăm Islam, đề tài dưới góc nhìn văn hóa học, vận dụng lý thuyết vốn văn hoá trong việc khai thác nguồn tài nguyên du lịch văn hóa Chăm Islam. Bên cạnh đó, đề tài phân tích thực trạng khai thác văn hóa Chăm Islam ở An Giang trong phát triển du lịch, đưa ra những đánh giá và nhận xét thực tế. Từ đó, đề tài đề xuất phương hướng khai thác văn hóa Chăm Islam ở An Giang trong phát triển du lịch có cở sở khoa học và thực tiễn.
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án chia làm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn. Chương này làm rõ các khái niệm có liên quan đến đề tài và lý thuyết nghiên cứu, trình bày khung nghiên cứu, cơ sở thực tiễn. Cuối chương còn có phần so sánh văn hóa Chăm Islam ở An Giang với văn hóa Chăm ở Ninh Thuận được khai thác trong phát triển du lịch.  
    Chương 2: Văn hóa Chăm Islam ở An Giang và việc khai thác phát triển du lịch. Chương này phân tích tài nguyên du lịch văn hóa Chăm Islam, sản phẩm du lịch văn hóa Chăm Islam và đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và các chiến lược kết hợp khi khai thác văn hóa Chăm Islam ở An Giang trong phát triển du lịch thông qua ma trận SWOT.
    Chương 3: Phương hướng khai thác văn hóa Chăm Islam ở An Giang trong phát triển du lịch. Chương này, đưa ra một số chính sách và quan điểm khai thác văn hóa Chăm Islam ở An Giang trong phát triển du lịch; một số cách thức khai thác và kiến nghị phối hợp thực hiện khai thác từ chính quyền An Giang, nhà cung ứng dịch vụ du lịch và cộng đồng Chăm Islam.
    2. Những kết quả của luận án
    2.1. Ý nghĩa khoa học: 
    - Luận án vận dụng lý thuyết vốn văn hóa, đưa ra khung nghiên cứu khai thác văn hóa trong phát triển du lịch dựa vào vốn văn hóa nói chung và vận dụng cụ thể vào khai thác văn hóa Chăm Islam trong phát triển du lịch nói riêng.  
    - Hệ thống tài nguyên du lịch văn hóa Chăm Islam ở An Giang trong du lịch.
    - Chỉ ra phương hướng khai thác tài nguyên du lịch văn hóa Chăm Islam trong phát triển du lịch có cơ sở khoa học.
    2.2. Ý nghĩa thực tiễn
    - Đóng góp cho ngành du lịch như đa dạng điểm đến, nâng cao chất lượng điểm đến, thu hút khách du lịch; đóng góp cho sự phát triển du lịch ở An Giang như tạo ra sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù, đa dạng sản phẩm và dịch vụ du lịch cho tỉnh An Giang, mở rộng tuyến điểm, tăng sức hấp dẫn cho điểm đến ở An Giang.
    - Luận án giúp bảo tồn và phát huy văn hóa Chăm Islam; giúp cộng đồng Chăm Islam nâng cao nhận thức đối với văn hóa và hoạt động du lịch, tăng thêm cơ hội việc làm và nâng cao đời sống; góp phần vào việc khai thác văn hóa Chăm Islam ở An Giang trong phát triển du lịch đạt hiệu quả.
    3. Hướng phát triển nghiên cứu tiếp theo    
    Với việc đưa ra khung nghiên cứu chung cho khai thác văn hóa trong phát triển du lịch dựa vào lý thuyết vốn văn hóa, tác giả tập trung hướng nghiên cứu thứ nhất theo diện rộng, ứng dụng đối với các dân tộc thiểu số ở Việt Nam sống tập trung, để tìm ra tài nguyên du lịch văn hóa đặc trưng đưa vào xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù cho địa phương. Thứ hai, tác giả tập trung hướng nghiên cứu chuyên sâu, đi sâu vào nghiên cứu từng sản phẩm du lịch văn hóa Chăm Islam ở An Giang, nhằm khai thác văn hóa Chăm Islam ở An Giang trong phát triển du lịch đạt hiệu quả cao.

    Tệp đính kèm:

    Hãy là người bình luận đầu tiên