Tên đề tài: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các trường đại học Việt Nam trong hội nhập quốc tế
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 62.31.01.02
Họ tên NCS: Tống Thị Hạnh
Mã số NCS: 101021315
Người hướng dẫn khoa học: HD1: TS. Ngô Gia Lưu, HD2: TS. Trần Đăng Thịnh
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế - Luật, cá cược thể thao trực tuyến là gì
.HCM
1. Tóm tắt luận án
Luận án làm rõ những luận điểm khoa học về vai trò của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các trường đại học đối với phát triển ngành Giáo dục - Đào tạo. Trên cơ sở kết hợp các phương pháp nghiên cứu, luận án xây dựng được một khung lí thuyết về chất lượng nguồn nhân lực giáo dục đại học trong điều kiện hội nhập quốc tế, bao gồm các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực các trường đại học; các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực các trường đại học. Luận án phân tích, đánh giá chất lượng nguồn nhân lực các trường đại học Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay dựa trên nghiên cứu thực tiễn, thông qua các số liệu thứ cấp và sơ cấp mà tác giả thu thập được. Từ đó, luận án đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các trường đại học Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay.
2. Những kết quả mới của luận án
Luận án đã đạt được hai kết quả mới sau:
-Xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực các trường đại học dưới tác động của tự chủ đại học, hội nhập quốc tế.
- Phát triển cơ sở lý thuyết và thực tiễn về chất lượng nguồn nhân lực các trường đại học dưới tác động của tự chủ đại học, hội nhập quốc tế.
3. Các ứng dụng/ khả năng ứng dụng trong thực tiễn hay những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm cơ sở cho các trường đại học chủ động hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngắn hạn, dài hạn, đối ứng với những yêu cầu ngày càng cao về giáo dục và đào tạo trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
-Luận án xác lập những giải pháp giúp các trường triển khai thực hiện nâng cao phẩm chất, năng lực đội ngũ nhân lực, coi đây là cơ sở nền tảng, là yếu tố quyết định, và hướng tiếp cận để mỗi giảng viên, nhân viên phấn đấu đạt chuẩn khu vực và quốc tế.
Hãy là người bình luận đầu tiên