cá cược thể thao trực tuyến là gì - web cá độ thể thao uy tín

cá cược thể thao trực tuyến là gì - Sự kiện

Nghiên cứu mức độ sử dụng và hoạt tính trị bệnh tiêu chảy của một số cây thuốc dân gian được sử dụng bởi đồng bào K’Ho tại Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng - NCS. Phạm Minh Nhựt

  • 16/11/2020
  • Tên đề tài luận án: Nghiên cứu mức độ sử dụng và hoạt tính trị bệnh tiêu chảy của một số cây thuốc dân gian được sử dụng bởi đồng bào K’Ho tại Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng
    Ngành: Công nghệ sinh học
    Mã số ngành: 62420201
    Họ tên nghiên cứu sinh: Phạm Minh Nhựt
    Khóa đào tạo: 2013
    Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Thị Phương Thảo
    Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên- ĐHQG.HCM
    1. Tóm tắt luận án 
    Luận án “Nghiên cứu mức độ sử dụng và hoạt tính trị bệnh tiêu chảy của một số cây thuốc dân gian được sử dụng bởi đồng bào K’Ho tại Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng” đã xác định 8 cây thuốc được người K’Ho sử dụng để trị tiêu chảy bao gồm: cây Xidra nguôn (Medinilla septentrionalis), Chân voi mềm (Elephantopus mollis), Kích nhũ thơm (Polygala paniculata), Bạch tùng (Dacrycarpus imbricatus), Cỏ hôi (Chromolaena odorata), Thơm ổi (Lantana camra), Thạch xương bồ (Acorus calamus var. angustatus), Mây tàu (Calamus palustris), trong đó cây Bạch tùng, Chân voi mềm và Cỏ hôi được người K’Ho sử dụng thường xuyên, Mây tàu được sử dụng ở mức trung bình, Xidra nguôn và Kích nhũ thơm ít được sử dụng trong điều trị bệnh tiêu chảy.
    Kết quả khảo cứu tài liệu về hoạt tính sinh học của 8 cây thuốc này cho thấy chưa có nghiên cứu về hoạt tính kháng tiêu chảy trên 7/8 cây thuốc (ngoại trừ cây Thơm ổi (L. camara) và đặc biệt là chưa có bất kỳ nghiên cứu nào về hoạt tính sinh học của cây Xidra nguôn (M. septentrionalis).
    Các cây thuốc này được xử lý mẫu và tách chiết cao bằng 5 loại dung môi methanol 75% (MeOH75), ethanol 90% (EtOH90), ethanol 70% (EtOH70), ethanol 50% (EtOH50) và nước. 5 loại cao chiết từ 8 cây thuốc trị tiêu chảy được đánh giá khả năng kháng khuẩn với 20 chủng vi khuẩn chỉ thị bao gồm 4 chủng E. coli, 4 chủng Salmonella spp. 3 chủng Shigella spp., 4 chủng Vibrio spp., 2 chủng Listeria spp. và 3 chủng vi khuẩn gây bệnh cơ hội trên da S. aureus, E. feacalis, P. aeruginosa. Kết quả cho thấy cao chiết EtOH70 của cây Xidra nguôn (MsEE), cao chiết MeOH75 của cây Chân voi mềm (EmME), cao chiết EtOH70 của cây Kích nhũ thơm (PpEE), cao chiết EtOH50 của cây Bạch tùng (DiEE), cao chiết EtOH70 của cây Cỏ hôi (CoEE), cao chiết EtOH50 của cây Thơm ổi, cao chiết EtOH70 của cây Thạch xương bồ, cao chiết EtOH90 của cây Mây tàu có hoạt tính tốt nhất trong 5 loại cao chiết của từng cây. Từ kết quả xác định chỉ số MIC chọn ra 5 cao chiết MsEE, EmME, PpEE, DiEE, CoEE để tiến hành thí nghiệm trên động vật thí nghiệm.
    Tiến hành đánh giá độc tính của 5 loại cao chiết trên chuột bạch với nồng độ khác nhau, kết quả cho thấy cao chiết MsEE, EmME, PpEE, CoEE an toàn đối với chuột, trong khi đó cao chiết DiEE làm chuột chết khi cho uống ở nồng độ 4000 mg/kg trọng lượng. Vì thế 4 loại cao chiết trên (MsEE, EmME, PpEE, CoEE) được đánh giá khả năng kháng tiêu chảy trên mô hình chuột cảm ứng dầu thầu dầu. Kết quả cho thấy, cao chiết MsEE và EmME ở nồng độ 1000 mg/kg và 500 mg/kg đều có khả năng kháng tiêu chảy tương đương với thuốc loperamide ở nồng độ 3 mg/kg. Ngược lại, cao chiết PpEE và CoEE ở nồng độ 1000 mg/kg và 500 mg/kg trọng lượng không thể hiện hoạt tính kháng tiêu chảy
    2. Những kết quả mới của luận án 
    - Phát hiện cây thuốc Xidra nguôn (M. septentrionlalis) là cây thuốc mới và chưa có bất kỳ công bố khoa học nào liên quan đến hoạt tính sinh học. Cây thuốc này có hoạt tính kháng khuẩn và hoạt tính kháng tiêu chảy.
    - Phát hiện cây thuốc Chân voi mềm (E. mollis) có hoạt tính kháng khuẩn và hoạt tính kháng tiêu chảy.
    - Tạo ra các luận chứng để khuyến cáo người dân tộc K’Ho trong việc sử dụng cây thuốc để trị bệnh tiêu chảy theo kinh nghiệm dân gian vì các cây thuốc được sử dụng thường xuyên (cây Bạch tùng) thì hoạt tính kháng tiêu chảy thấp nhưng những cây thuốc không được sử dụng thường xuyên (cây Xidra nguôn) lại có hoạt tính kháng tiêu chảy cao.
    3. Các ứng dụng/ khả năng ứng dụng trong thực tiễn hay những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu
    - Nghiên cứu tách chiết cao phân đoạn từ cao tổng của cây Xidra nguôn (M. septentrionalis) và cây Chân voi mềm (E. mollis) để tìm ra các hoạt chất mới có hoạt tính kháng khuẩn cũng như hoạt tính kháng tiêu chảy, giúp cho công tác điều chế các loại thuốc có nguồn gốc từ thực vật trong điều trị bệnh tiêu chảy.

    Tệp đính kèm:

    Hãy là người bình luận đầu tiên