cá cược thể thao trực tuyến là gì - web cá độ thể thao uy tín

cá cược thể thao trực tuyến là gì - Sự kiện

Nghiên cứu truyện ngắn đương đại Đồng bằng sông Cửu Long từ góc nhìn văn hóa - NCS. Nguyễn Phan Phương Uyên

  • 13/11/2023
  • Tên luận án: Nghiên cứu truyện ngắn đương đại Đồng bằng sông Cửu Long từ góc nhìn văn hóa
    Chuyên ngành: Lý luận văn học
    Mã số: 9220120
    Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Phan Phương Uyên
    Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Xuân
    Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
    1.    Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
    1.1. Mục đích nghiên cứu
    - Luận án “Nghiên cứu truyện ngắn đương đại Đồng bằng sông Cửu Long từ góc nhìn văn hóa” sẽ tìm hiểu các nội dung cơ bản của lý thuyết văn hóa học và việc vận dụng lý thuyết ấy vào nghiên cứu văn học. Từ tiêu điểm văn hóa, luận án sẽ khảo sát, chọn mẫu các truyện ngắn tiêu biểu trong hàng loạt truyện ngắn đương đại đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 1986 - 2016, và phân tích sâu để tìm ra các biểu hiện văn hóa xuyên suốt trong tác phẩm.
    1.2. Đối tượng nghiên cứu
    - Về lý thuyết, luận án sẽ tham khảo kỹ một số tài liệu văn hóa học và nghiên cứu văn hóa học trong văn học, tương thích nhiều với đối tượng nghiên cứu.
    - Về sáng tác, luận án khảo sát rộng hầu hết truyện ngắn từ 1986 đến 2016 của khoảng 40 tác giả sinh ra/ hoặc sống ở Đồng bằng sông Cửu Long và chọn mẫu trên 200 tác phẩm. Năm 1986 là cột mốc đánh dấu bước ngoặt của văn học Việt Nam, mở ra thời kỳ Đổi mới; năm 2016 là thời điểm chúng tôi tạm khép lại về tư liệu khảo sát sâu, tròn 30 năm.
    2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
    - Luận án “Nghiên cứu truyện ngắn đương đại Đồng bằng sông Cửu Long từ góc nhìn văn hóa” được triển khai từ những kiến thức dẫn dắt của các tài liệu nghiên cứu về lý thuyết văn hóa học và tài liệu vận dụng văn hóa học trong nghiên cứu văn học. Theo đó, luận án sẽ vận dụng đồng thời các phương pháp nghiên cứu khác nhau theo từng cấp độ:
    - Nhóm phương pháp phổ thông: Sưu tầm, phân loại và xử lý tư liệu, trình bày, thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp, lý giải,…
    - Nhóm phương pháp chuyên ngành: Tiếp cận văn hóa học trong nghiên cứu văn học, kết hợp với các hướng nghiên cứu khác như là Xã hội học, Sinh thái học, Thi pháp học, Tự sự học, Ký hiệu học.
    - Nhóm phương pháp liên ngành: Sử học, Xã hội học, Địa lý,… Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của luận án có liên quan chặt chẽ đến vấn đề lịch sử, xã hội, địa lý của vùng đất Nam Bộ, vì vậy việc sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành là thực sự cần thiết.
    3. Các kết quả chính và kết luận
    3.1. Các kết quả chính
    - Giới thiệu khái quát những thông tin mới và hệ thống về lý thuyết, bao gồm: lịch sử nghiên cứu và sự vận dụng phương pháp nghiên cứu văn học từ văn hóa trên thế giới và ở Việt Nam, quan niệm văn hóa, xác định mối quan hệ của nghiên cứu văn học trong tương quan với văn hóa, thiết lập các thao tác khi tiếp cận văn học từ văn hóa.
    - Chia sẻ những thực hành về phương pháp qua việc vận dụng phê bình văn hóa học để khám phá tính văn hóa trong truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long từ 1986 đến 2016, giải mã sự hấp dẫn của truyện ngắn đương đại Đồng bằng sông Cửu Long từ góc nhìn văn hóa (thông qua các chủ đề văn hóa và sự biểu đạt từ góc nhìn văn hóa). Với tư cách là một xu hướng tiếp cận nghiên cứu mang tính toàn cầu, phương pháp nghiên cứu văn học từ hệ hình văn hóa học, xuất hiện ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. Xu hướng nghiên cứu này là kết quả của sự tương tác, nhu cầu đối thoại giữa quá trình giao lưu văn hóa và thẩm thấu các nhân tố nội sinh, giữa truyền thống và hiện đại, giữa quá khứ và hiện tại, giữa nguồn cội và văn minh. Trên thế giới, vấn đề nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa học được luận bàn khá sôi nổi và nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Đặc biệt, trong khoa nghiên cứu văn học ở Việt Nam từ khoảng hơn một thập kỷ trở lại đây đã xuất hiện nhiều công trình dịch thuật, giới thiệu, khảo sát và thực hành đề cập đến các vấn đề nguồn gốc, đặc điểm, vị thế, vai trò của lý thuyết Phê bình Văn hóa học; những nghiên cứu, luận bàn về truyện ngắn đương đại đồng bằng sông Cửu Long trong tiến trình vận động của thể loại truyện ngắn Việt Nam nói riêng và trong đời sống văn học, văn hóa Việt Nam nói chung.
    - Những kết quả nghiên cứu từ luận án của chúng tôi sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa tư liệu dạy học, tư liệu tham khảo, tư liệu nghiên cứu cho mảng văn học địa phương, văn học Việt Nam, lí luận văn học,… thuộc chuyên ngành Ngữ văn.
    3.2. Kết luận
    (1) Phương pháp nghiên cứu văn học từ hệ hình văn hóa học là một xu hướng nghiên cứu mang tính toàn cầu, xuất hiện ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. Xu hướng nghiên cứu này là kết quả của sự tương tác, nhu cầu đối thoại giữa quá trình giao lưu văn hóa và thẩm thấu các nhân tố nội sinh, giữa truyền thống và hiện đại, giữa quá khứ và hiện tại, giữa nguồn cội và văn minh. Trên thế giới, vấn đề nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa học được luận bàn khá sôi nổi và nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Đặc biệt, trong khoa nghiên cứu văn học ở Việt Nam từ khoảng hơn một thập kỷ trở lại đây đã xuất hiện nhiều công trình dịch thuật, giới thiệu, khảo sát và thực hành đề cập đến các vấn đề nguồn gốc, đặc điểm, vị thế, vai trò của lý thuyết nghiên cứu văn học từ hệ hình văn hóa học.
    (2) Nếu như tiếp cận văn hóa – văn học đã trở nên quen thuộc trong nghiên cứu văn học thì hướng tiếp cận từ vùng văn hóa- văn học chưa được nhiều học giả quan tâm. Lý thuyết tiếp cận văn học từ vùng văn hóa còn là một hướng  tương đối mới, chưa được ứng dụng phổ biến. Việc nghiên cứu văn học từ góc nhìn vùng - văn hóa góp phần bổ sung thêm một cái nhìn liên ngành đa dạng hơn khi chúng ta đặt tác phẩm văn học trở lại với môi trường sản sinh ra nó để có cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn về giá trị nội dung và nghệ thuật. Lý thuyết nghiên cứu về vùng văn hóa là sự kết hợp giữa hai ngành địa lí học với văn hóa học để hình thành một khái niệm mới. Hai ngành khoa học tưởng chừng không liên quan này lại được kết hợp trong một hướng nghiên cứu hiện nay đang được quan tâm, chia sẻ, thực hành, ứng dụng. Các yếu tố địa lí, khí hậu, điều kiện tự nhiên sẽ tác động đến việc hình thành cung cách sinh hoạt, quan hệ ứng xử của con người và ở chiều ngược lại, con người cũng sẽ có thái độ ứng xử với cảnh quan, môi trường sống của riêng mình. Nhìn từ hướng nghiên cứu này chúng ta có thể thấy được vị trí của con người trong tự nhiên cũng như những tác động qua lại giữa thiên nhiên và con người một cách biện chứng.
    (3) Văn học Việt Nam sau 1986 nói chung và truyện ngắn đương đại Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng đã có những dấu hiệu vượt ra khỏi những cái biệt lập, khép kín trong tư duy nghệ thuật của nhà văn, đặt ra những nội dung sinh tồn của dân tộc, của vùng miền. Điều này góp phần tạo nên sự kết nối giữa văn hóa truyền thống với văn hóa đương đại, nuôi dưỡng tâm thức dân tộc trong tính liền mạch của nó. Bên cạnh đó, tính lai ghép văn hóa, giao lưu tiếp biến văn hóa trở thành chất xúc tác thổi bùng lên những giá trị văn hóa vốn ngủ yên, trở thành sức mạnh nuôi dưỡng truyện ngắn đương đại Đồng bằng sông Cửu Long từ cảm hứng cho đến hệ chủ đề, thế giới nhân vật đậm chất văn hóa. Bầu khí quyển văn hóa trải dài trong lịch sử, từ con người, thiên nhiên, phong tục, tập quán, lễ hội, tâm linh đến các giá trị văn hóa trong các tác phẩm truyện ngắn đương đại Đồng bằng sông Cửu Long. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các chủ đề văn hóa, các diễn giải về văn hóa trong truyện ngắn Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ sau đổi mới là một trong những điểm mấu chốt để khẳng định hiện tượng văn học - văn hóa được kết tinh trong sáng tác của các nhà văn đương đại Đồng bằng sông Cửu Long. Tất cả các chủ đề văn hóa này lại tiếp tục được thăng hoa bằng các hình thức nghệ thuật từ góc nhìn văn hóa.
    (4) Sự phát triển của văn học không đơn thuần là sự mở rộng ra hay đào sâu thêm về chủ đề, mà nó còn phải gắn với sự mới lạ trong phương thức chuyển tải. Các kỹ thuật và thủ pháp, cách tiếp cận từ lý thuyết văn hóa trở thành phương thức chuyển tải hữu hiệu. Trong quá trình thao tác phân tích tác phẩm, luận án nhìn từ bình diện giá trị nội dung tư tưởng và mô hình biểu đạt nghệ thuật đặc thù trong tác phẩm truyện ngắn đương đại Đồng bằng sông Cửu Long như: hệ thống ngôn ngữ, hệ thống biểu tượng, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật và các quan hệ đan chéo khác nhau của văn bản, để phân tích lý giải những nhân tố tính cách và nhân tố thẩm mỹ được hình thức ngôn ngữ chuyển tải với tư cách là những phương diện cấu thành, những thực thể đa dạng của văn hóa; tiếp đến là đi sâu khai thác những nội hàm văn hóa đã ngưng tụ trong đó. Ở góc độ này có thể mở ra những kiến thức vô cùng phong phú về tư tưởng triết học, tôn giáo, đạo đức, phong tục tập quán,... của vùng đất, con người Đồng bằng sông Cửu Long.
    (5) Với duy cảm văn hóa đặc biệt, tác phẩm truyện ngắn Đồng bằng sông Cửu Long sau 1986 đã đem đến cho người đọc những diễn giải sâu sắc. Chúng tôi muốn thông qua những đặc điểm văn hóa thời đại, gia đình, bản thân cuộc đời của các nhà văn Đồng bằng sông Cửu Long để nhấn mạnh về mẫu hình tác giả văn hóa. Sợi dây gắn bó tha thiết với quê hương là dấu vết đầu tiên và quan trọng nhất tạo nên nhãn quan văn hóa, sự thấu thị về văn hóa của các nhà văn. Với tư tưởng dân chủ mạnh mẽ, với tinh thần sẵn sàng “dấn thân”, nhập cuộc, truyện ngắn đương đại Đồng bằng sông Cửu Long đã có những bước vận động và phát triển tích cực theo chiều hướng hiện đại, vừa từng bước thiết lập được một hệ giá trị văn học mới, vừa mang bản sắc riêng của vùng đất “địa linh nhân kiệt”, vừa tương thích với hệ giá trị văn học chung của dân tộc, vừa từng bước xích gần hơn với nhân loại. Với chừng ấy những tín hiệu, truyện ngắn đương đại Đồng bằng sông Cửu Long hoàn toàn đủ tư cách mang trên vai khát vọng hội nhập trên hành trình đi tới tương lai.
    4. Đóng góp mới về khoa học của luận án
    - Khảo sát 30 năm (1986 - 2016) truyện ngắn Đồng bằng sông Cửu Long, chọn mẫu nghiên cứu trên hệ quy chiếu văn hóa.
    - Vận dụng kết hợp các gợi ý từ thành tựu văn hóa học để triển khai một hệ vấn đề nghiên cứu tương thích với đối tượng.
    - Khám phá đặc trưng văn hóa vùng qua một thể loại văn xuôi tự sự có tính linh hoạt cao (mảng truyện ngắn).   

    Tệp đính kèm:

    Hãy là người bình luận đầu tiên