Tên đề tài LATS: Quy chế pháp lý khu công nghệ cao
Chuyên ngành: Luật –Kinh tế
Mã số: 62.38.01.07
Họ tên NCS: Lê Bích Loan
Mã số NCS: 01680107006
Người hướng dẫn khoa học: HD1/HDĐL: TS.Châu thị Khánh Vân, HD2: TS. Nguyễn Anh Sơn
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế - Luật, cá cược thể thao trực tuyến là gì
.HCM
1. Tóm tắt luận án
- Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Đánh giá thực trạng quy định và hoạt động của Khu công nghệ cao tại Việt Nam.
Khảo sát và đánh giá tính khoa học hiệu quả trong kinh nghiệm xây dựng và phát triển mô hình Khu công nghệ cao của các nước trên thế giới.
Đề xuất mô hình hoạt động điển hình, phù hợp bối cảnh nền kinh tế Việt Nam cho các Khu công nghệ cao hiện nay.
Đề xuất giải pháp pháp lý cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động và phát huy vai trò thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình phát triển kinh tế của các Khu CNC, đặc biệt là trên các nội dung nghiên cứu điển hình một số hoạt động quản lý (đất đai; vốn tài chính và nghiên cứu phát triển R&D, đổi mới sáng tạo, ươm tạo).
Đề xuất hoàn thiện pháp luật cho mô hình hoạt động và công tác quản lý của Ban quản lý ngày càng hiệu quả, xứng tầm một trung tâm, đầu tàu phát triển KHCN, thúc đẩy hoạt động KHCN phải thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế-xã hội của cả nước.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
+ Đối tượng nghiên cứu: Thể chế pháp lý hiện hành của Khu công nghệ cao ở Việt Nam và một số nước được lựa chọn nghiên cứu.
+ Nội dung thể chế phân tích, đánh giá chuyên sâu:
Quy chế pháp lý quản lý và sử dụng đất trong Khu CNC.
Quy chế pháp lý về huy động và sử dụng vốn trong Khu CNC.
Quy chế hỗ trợ, liên kết thúc đẩy hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D), đổi mới sáng tạo, ươm tạo CNC và doanh nghiệp CNC của các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong Khu CNC.
Quy chế pháp lý tổ chức và hoạt động của Ban quản lý Khu CNC
Việc lựa chọn nội dung điển hình để phân tích chuyên sâu như trên xuất phát từ hai lý do chính: Một, do giới hạn thời gian thực hiện đề tài. Việc phân tích sẽ dàn trải và sơ sài nếu nghiên cứu sinh đề cập đến tất cả các vần đề pháp lý phát sinh từ hoạt động của Khu công nghệ cao - một thực tế có va chạm với gần như tất cả các lĩnh vực pháp lý. Hai, đất đai, vốn tài chính và nghiên cứu phát triển R&D, ươm tạo CNC là vấn đề xương sống và lĩnh vực pháp lý đặc thù của Khu công nghệ cao.
+ Đối tượng khảo sát, đánh giá: Thực tiễn hoạt động của Khu công nghệ cao TP.HCM.
+ Thời gian thực hiện nghiên cứu: 2017- 2019
- Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện trên cơ sở nền tảng tư duy tiếp cận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Thông qua đó, trong từng nội dung cụ thể của luận án, nghiên cứu sinh sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý phù hợp với nội dung đề cập. Cụ thể, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu luật học sau đây:
Phương pháp tổng hợp.
Phương pháp phân tích luật học.
Phương pháp phỏng vấn chuyên gia.
Phương pháp nghiên cứu so sánh.
- Ý nghĩa lý luận và thực tiễn:
Ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn của đề tài thông qua việc giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đề ra gồm:
Thứ nhất, nội dung trình bày đã hệ thống được tình hình nghiên cứu của vấn đề và các nội dung có liên quan đến đối tượng nghiên cứu của đề tài. Nội dung thảo luận đã giới thiệu các cơ sở lý thuyết kinh tế trong việc xác định vai trò của Khu CNC và cả lý thuyết định vị mô thức tồn tại của các thiết chế khoa học công nghệ này. Đặc biệt, đề tài đã chọn lọc và phân tích các cơ sở lý luận cho quá trình hoạt động và tăng cường quyền tự chủ, tự quyết của các Khu CNC– yếu tố đảm bảo và tăng cường tính hiệu quả cho các đơn vị này. Trên cơ sở các lý thuyết này, mô hình tồn tại và hoạt động của các Khu CNC sẽ được xác định, từ đó là cơ sở cho việc xác định quy chế pháp lý kèm theo.
Thứ hai, trên cơ sở kết quả nghiên cứu tình huống, đề tài đã lựa chọn và phân tích kinh nghiệm hoạt động của các Khu CNC điển hình tại các nước trong khu vực áp dụng thành công mô hình này. Đặc biệt, từ các luận cứ khoa học được thừa nhận và có độ tin cậy cao, luận án đã chỉ ra thực trạng hoạt động của các Khu CNC của Việt Nam cũng như những hạn chế, thiếu hụt của thể chế pháp lý dành cho đối tượng này. Kết quả nghiên cứu vì vậy vừa đặt nền móng về mặt lý luận lẫn thực tiễn cho những phân tích và đề xuất sau này trong việc hoàn thiện khung pháp lý đối với các Khu CNC quốc gia tại Việt Nam.
Thứ ba, luận án đã đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện khung pháp lý về quy chế hoạt động của Khu CNC ở Việt Nam. Cụ thể, đề xuất của đề tài có ý nghĩa cho việc xác định rõ địa vị pháp lý của các Khu CNC cấp quốc gia, đề xuất mô hình tăng cường quyền tự chủ cho các Khu CNC cấp quốc gia và đặc biệt đã đưa ra các gợi ý về hoàn thiện khung pháp lý phù hợp.
Trên thực tế, trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả cũng đã tham gia và đóng góp vào quá trình xây dựng pháp luật đối về nội dung có liên quan bằng những kết quả nghiên cứu mà tác giả có được. Cụ thể, nhiều giải pháp được đề xuất từ việc phân tích của luận án đã được tiếp nhận trong quá trình xây dựng dự thảo mới cho Nghị định thống nhất về quy chế pháp lý các tất cả các Khu CNC quốc gia.
2. Những kết quả mới của luận án
Kết quả nghiên cứu đạt được của đề tài đã đóng góp một số điểm mới trong khoa học pháp lý về Khu công nghệ cao như sau:
Tiếp cận đối tượng nghiên cứu trên cơ sở các lý thuyết có liên quan.
Đóng góp khoa học trước hết của Luận án là cung cấp phương thức tiếp cận đối với Khu CNC trên cơ sở các lý thuyết có liên quan. Thực tế, các nghiên cứu có liên quan về đề tài được công bố trước đây chỉ trình bày lý do cho sự hiện diện của các Khu CNC trên cơ sở đánh giá về đóng góp kinh tế của Khu đối với hoạt động kinh doanh và nền kinh tế. Với luận án, trên cơ sở hướng tiếp cận căn bản từ lý luận đến thực tiễn, nội dung đã phân tích lý do cho sự hiện diện của các Khu CNC trên cơ sở các lý thuyết kinh tế có liên quan, gồm lý thuyết về vai trò của khoa học, công nghệ đối vơi tri thức, lý thuyết về NIS và RIS và đặc biệt là đặt tiền đề để ghi nhận sự tồn tại độc lập của các Khu CNC trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, đề tài cũng đã trang bị cơ sở lý luận để từ đó tiếp cận và đưa ra những định hướng, đề xuất phù hợp trong xây dựng quy chế hoạt động Khu công nghệ cao sau đó.
Xác định rõ địa vị pháp lý của các Khu công nghệ cao cấp quốc gia.
Rõ ràng, hiệu quả hoạt động của một đơn vị kinh tế - pháp lý Khu CNC phụ thuộc rất nhiều vào địa vị pháp lý của đơn vị đó. Việc xác định và định vị sai địa vị pháp lý của đơn vị dẫn đến hậu quả là đơn vị kinh tế đó không có đầy đủ thẩm quyền và năng lực để tiến hành các hoạt động mang lại hiệu quả như những mục tiêu được đặt ra đối với họ. Hay nói cách khác, địa vị pháp lý không tương xứng có thể biến các mục tiêu hoạt động trở thành những ảo vọng xa vời. Trong khi đó, khả năng đóng góp và xu hướng phát triển của các Khu CNC không những được khẳng định về mặt lý thuyết mà còn về mặt thực tiễn kinh nghiệm của nhiều nước. Tình huống này hiện tại đang xảy ra đối với việc ghi nhận địa vị pháp lý của các Khu CNC tại Việt Nam, đặc biệt là Khu CNC TP.HCM.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề tài khẳng định rằng, Khu CNC cấp quốc gia cần được xác định lại, tương xứng với “cấp quốc gia” hữu danh vô thực mà Chính phủ đang dành cho các Khu CNC như hiện nay. Đặc biệt, đề tài đã chỉ ra sự phân biệt đối xử trong quy chế pháp lý giữa các Khu CNC cùng cấp - cấp quốc gia. Và đương nhiên từ đó, đề tài đã đưa ra lập luận để đề nghị Chính phủ áp dụng một chính sách chung, công bằng và không tính phân biệt đối xử giữa các Khu, nhất là việc cần thiết phải áp dụng chính sách ứng xử cởi mở hơn đối với Khu CNC TP.HCM. Đây là đề xuất nhằm xoá bỏ tình trạng Chính phủ hiện đang áp dụng nhiều quy chế khác nhau cho cùng một loại Khu CNC quốc gia như hiện nay.
Đề xuất mô hình tăng cường quyền tự chủ cho các Khu CNC quốc gia
Nhiều lý thuyết chỉ ra rằng, thể chế cởi mở và việc ghi nhận quyền tự quyết là con đường khai phóng, đưa các đơn vị kinh tế - pháp lý có tính độc lập vượt qua sức ì và phát triển vượt bậc. Điều này gần đây đã được phản ánh qua ý kiến của nhiều chuyên gia, tại nhiều đàn tìm kiếm giải pháp hướng ra cho TP.HCM hay các đơn vị kinh tế - hành chính đặc thù trong tương lai.
Các Khu CNC, mô hình phát triển trên cơ sở lý thuyết về phát triển nền kinh tế tri thức và thâm dụng khoa học công nghệ, cũng cần các tiền đề như thế về thể chế pháp lý để tồn tại, hoạt động, phát triển và từ đó đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như sự tiến bộ chung của cộng đồng. Điều đặc biệt là quy chế pháp lý hoạt động hiệu quả đồng thời tăng cường quyền tự chủ cho các đơn vị cơ sở cũng đã và đang được vận dụng khá linh hoạt vào xã hội Việt Nam. Chính vì vậy, mô hình một Khu công nghệ cao với quyền tự chủ lớn hơn và quyền tự quyết rộng hơn là một đề xuất mới từ kết quả nghiên cứu của đề tài này.
Các gợi ý về hoàn thiện khung pháp lý phù hợp
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đưa ra các khuyến nghị về mặt chính sách cho quá trình nâng cao hiệu quả hoạt động của Khu CNC, đặc biệt là trên cơ sở mô hình tăng cường quyền tự chủ, tự quyết của khu như vừa đề cập tại điểm mới nói trên. Cụ thể, các đề xuất tiếp theo này nhằm hoàn thiện thể chế pháp lý liên quan đến các lĩnh vực pháp luật được lựa chọn nghiên cứu của đề tài (do giới hạn dung lượng thời gian): quản lý đất đai; huy động và sử dụng vốn tài chính ; hoạt động nghiên cứu phát triển và ươm tạo công nghệ.
Về lĩnh vực đất đai, đề tài đã đưa ra các đề xuất để giải quyết các vấn đề đang tồn tại là: (i) Ban quản lý Khu CNC đang chịu sự trói buộc không cần thiết khi đưa ra quyết định liên quan đến cấp quyền sử dụng đất và sử dụng đất trong Khu CNC, (ii) sự tham gia không cần thiết của cơ quan quản lý địa phương trong nhiều tình huống không cần thiết khi Khu CNC là đơn vị kinh tế - pháp lý cấp quốc gia và có quyền tự quyết nhất định như đã đề xuất, và (iii) nhiều quy định quản lý đất đai trong nội bộ Khu dành cho Khu chưa được thực hiện trôi chảy.
Về lĩnh vực huy động và sử dụng vốn tài chính, trên cơ sở tìm kiếm nguồn huy động tài chính một cách hợp lý cho Khu CNC hoạt động độc lập và tự quyết, đề tài đã tìm kiếm giải pháp nhằm (i) phân luồng việc kiểm soát nguồn thu giữa Khu CNC và cơ quan thuế, (ii) thực hiện đúng các quy định về chia sẻ tài chính trong thu ngân sách, và (iii) thúc đẩy quá trình phát triển nguồn thu tại Khu CNC thậm chí bằng các quyết định tự ưu đãi trong nội bộ khu, để tăng nguồn tài chính huy động cho Khu CNC mà không làm hoặc ít làm ảnh hưởng nhất đến mức thu ngân sách chung.
Về hoạt động nghiên cứu phát triển và ươm tạo công nghệ, đề tài đã tìm kiếm giải pháp để Khu CNC phát huy được năng lực của mình trong các hoạt động này. Nghiên cứu phát triển có thể được xem là hoạt động quan trọng, đặc thù và lợi thế nhất của Khu CNC với các khu kinh tế khác. Điều này cũng đã được xác định trong các chiến lược phát triển của Khu CNC theo định hướng tạo môi trường để Nghiên cứu - Ươm mầm - Ứng dụng. Tuy nhiên, với địa vị pháp lý hiện tại, quy chế pháp lý hiện thời, mục tiêu và hoạt động động này đang đi vào ngõ cụt. Xác định các nguyên nhân nào và giải pháp nào giải quyết tình huống đó vì vậy là một điểm mới trong đóng góp của đề tài này với vấn đề nghiên cứu.
3. Các ứng dụng/ khả năng ứng dụng trong thực tiễn hay những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu
Thực tế, có hai loại hoạt động cùng tồn tại trong quá trình vận hành Khu CNC cao. Một là hoạt động quản lý nhà nước, và hai là hoạt động kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Khu CNC cao. Cơ chế vận hành của các đơn vị nêu trên cho thấy (i) tính không hiệu quả cả ở khía cạnh kiểm soát nguồn thu lẫn chất lượng dịch vụ công, (ii) nước ta cũng đang dần tiến hành cải cách nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các đơn vị hoạt động theo mô hình sự nghiệp có thu này, và (iii) luật pháp cho phép các nhà đầu từ ngoài khu vực nhà nước được đầu tư cung cấp loại dịch vụ tương tự.
Điều đó cho thấy, việc quản trị hoạt động kinh doanh của Khu CNC cần được tiếp cận theo một hướng khác. Kinh nghiệm lựa chọn hiệu quả tại các Khu CNC các nước, đặc biệt là kinh nghiệm của Singapore tại SSP và One North, cho thấy họ đang sử dụng bộ máy quản lý từ một bên thứ ba độc lập, và đặc biệt là điều đó góp phần mang lại hiệu quả cao.
Trên cơ sở kinh nghiệm của các nước lẫn thực tiễn pháp lý và vận hành mô hình hợp tác công – tư ở nhiều lĩnh vực khác ở Việt Nam, việc ứng dụng mô hình hợp tác công tư cần được nghiên cứu và lựa chọn cho hoạt động quản trị trong Khu CNC.
Hãy là người bình luận đầu tiên