cá cược thể thao trực tuyến là gì - web cá độ thể thao uy tín

Tin tổng hợp

Tập huấn về CDIO chương trình sau đại học

  • 13/12/2019
  • Ngày 12/12, ĐHQG-HCM đã tổ chức khóa tập huấn “Xây dựng đề cương môn học và kế hoạch giảng dạy theo mô hình CDIO” cho gần 150 cán bộ quản lý, giảng viên các đơn vị thành viên, trực thuộc ĐHQG-HCM. PGS.TS Huỳnh Thành Đạt - Giám đốc, PGS.TS Nguyễn Minh Tâm - Phó Giám đốc tham dự buổi khai giảng.

    GS.TS Lê Hoài Bắc chia sẻ kinh nghiệm triển khai CDIO.

    ĐHQG-HCM bắt đầu áp dụng mô hình CDIO từ năm 2010, thí điểm cho 5 ngành đào tạo. Đến cuối năm 2017, ĐHQG-HCM có 5 trường, 29 khoa, 62 chương trình đào tạo (CTĐT) trình độ đại học tham gia áp dụng CDIO, trong đó 21 CTĐT được đánh giá ngoài theo tiêu chuẩn AUN-QA, 2 CTĐT được kiểm định theo tiêu chuẩn ABET. Trên cơ sở những kết quả đó, năm 2018-2019, ĐHQG-HCM tiếp tục triển khai mô hình CDIO cho 8 ngành đào tạo sau đại học.

    Theo PGS.TS Huỳnh Thành Đạt, đây là một trong những nỗ lực của ĐHQG-HCM để đẩy mạnh đào tạo sau đại học cả về chất và lượng, góp phần phát triển ĐHQG-HCM thành một đại học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. “Khóa tập huấn là cơ hội tốt để các giảng viên, cán bộ quản lý tham gia triển khai Đề án trao đổi, chia sẻ và học hỏi những kinh nghiệm, phương pháp hay lẫn nhau trong quá trình triển khai áp dụng mô hình CDIO tại đơn vị mình” - Giám đốc ĐHQG-HCM nói.

    GS.TS Lê Hoài Bắc, TS Lê Ngọc Thành và TS Lê Thị Nhàn - Khoa Công nghệ Thông tin Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, trình bày và hướng dẫn 4 nội dung chính: Mô hình CDIO trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0; Gợi ý triển khai mô hình CDIO cho đào tạo sau đại học tại ĐHQG-HCM; Xây dựng đề cương môn học; Thiết kế kế hoạch giảng dạy theo mô hình CDIO.

    Trong đó, các báo cáo viên đã đi sâu phân tích phương pháp, quy trình, biểu mẫu và cách thức làm bài tập nhóm khi xây dựng đề cương môn học và thiết kế kế hoạch giảng dạy theo mô hình CDIO.

    Trả lời câu hỏi của giảng viên về sự khác biệt trong xây dựng đề cương theo CDIO cho chương trình đại học và sau đại học, GS.TS Lê Hoài Bắc chia sẻ: “Phương pháp xây dựng đề cương ở hai trình độ này như nhau nhưng khác nhau về kỹ năng, thái độ và phương pháp giảng dạy. Giảng viên cần phải thiết kế bài giảng phù hợp với đối tượng của mình”.

    CDIO là chữ viết tắt của các từ Hình thành ý tưởng (Conceive) - Thiết kế (Design) - Triển khai (Implement) và Vận hành (Operate). Đây là phương pháp luận nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội trên cơ sở xác định chuẩn đầu ra để thiết kế chương trình và triển khai đào tạo theo một quy trình khoa học.

    Tin, ảnh: Bảo Khánh

    Hãy là người bình luận đầu tiên