Tên đề tài luận án tiến sĩ: Tín ngưỡng cộng đồng của người Hoa Hải Nam ở Nam Bộ Việt Nam hiện nay
Chuyên ngành: Văn hoá học
Mã số: 9229040
Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Thị Bích Thủy
Người hướng dẫn khoa học: TS. Đinh Văn Hạnh và PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thơ
Tên cơ sở đào tạo: Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, cá cược thể thao trực tuyến là gì
.HCM
1. Tóm tắt nội dung luận án
Cộng đồng người Hoa Hải Nam ở Nam Bộ Việt Nam là 01 trong 05 nhóm tộc người Hoa nói các phương ngữ Hoa Nam di cư sang Việt Nam. Điều đặc biệt là họ di cư vào Việt Nam bằng các đợt khác nhau và hầu như không nằm trong cuộc di dân lớn của Dương Ngạn Địch, Trần Thượng Xuyên ở cuối thế kỷ XVII. Họ có số lượng ít, yếu thế, đứng thứ 4-5 trong cộng đồng người Hoa, song, không phải địa phương, lĩnh vực nào cũng vậy, có những địa phương họ lớn mạnh gần như về mọi mặt và tác động đến các nhóm người Hoa phương ngữ khác. Vì vậy, cộng đồng này có những nét văn hóa độc đáo, thể hiện rõ nhất qua tín ngưỡng cộng đồng.
Tìm hiểu tín ngưỡng cộng đồng của người Hoa Hải Nam ở Nam Bộ Việt Nam để hiểu rõ hơn quá trình nỗ lực vươn lên, thỏa hiệp và định hình các tín ngưỡng cộng đồng theo hướng phù hợp nhất; từ đó nhận diện các đặc trưng, giá trị văn hóa của nhóm tộc người này trong quá khứ và hiện tại. Qua đây, người đọc càng hiểu rõ hơn việc bảo lưu văn hóa truyền thống, mối quan hệ, sự giao lưu tiếp biến trong tín ngưỡng dân gian của người Hoa Hải Nam với cộng đồng người khác.
Luận án tập trung vào các nội dung chính gồm: Khái quát về cộng đồng người Hoa Hải Nam ở Việt Nam, hệ thống các loại hình tín ngưỡng cộng đồng của họ. Từ đó nhận diện các chức năng, đặc trưng, thực trạng, nguyên nhân biến đổi trong tín ngưỡng cộng đồng của người Hoa Hải Nam. Đồng thời hiểu rõ hơn các giá trị văn hóa truyền thống đã kiến tạo nên một tâm thức kiên định, một thành trì văn hóa vững chắc, để người Hoa Hải Nam lưu giữ bản sắc văn hóa nhưng vẫn có thể mở lòng giao lưu văn hóa và hội nhập quốc tế.
2. Những kết quả của luận án
2.1. Về mặt khoa học
Luận án bổ sung chứng cứ, góp phần khỏa lấp khoảng trống còn lại trong các công trình nghiên cứu về vấn đề di dân, nghiên cứu nhóm tộc người của người Hoa trước đây; hệ thống các hình thức tín ngưỡng cộng đồng, làm rõ hơn đặc trưng tộc người, sự cộng cư, gắn kết, phát triển cộng đồng và so sánh được quá trình tiếp biến văn hóa của họ ở miền Trung với miền Nam Việt Nam. Luận án giúp người đọc thấy được sự vận động và lan tỏa của tín ngưỡng dân gian của người Hoa Hải Nam, ra các nước trên thế giới. Kết quả nghiên cứu còn có thể đóng góp một phần tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu người Hoa ở Việt Nam.
2.2. Về mặt thực tiễn
Nghiên cứu tín ngưỡng cộng đồng của người Hoa Hải Nam đóng góp ý nghĩa to lớn cho các chính sách quản lý của nhà nước, văn hóa, ngoại giao, kinh tế... về các dân tộc. Qua đó có thể đo được xu hướng chuyển đổi, hướng về cội nguồn của cộng đồng người Hoa nói chung ở Việt Nam. Luận án khái quát tổng quan người Hoa Hải Nam mà trước giờ chưa ai làm, bổ sung toàn diện hơn bức tranh nghiên cứu tín ngưỡng dân gian của người Hoa; có thể làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và nghiên cứu văn hóa Việt Nam, văn hóa Trung Quốc.
3. Các ứng dụng/ khả năng ứng dụng trong thực tiễn hoặc những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu
Với sự định cư dọc dài vùng biển Việt Nam, cùng với sự gắn kết của người Hoa Hải Nam với cố quốc và hải ngoại, vai trò của họ ngày càng khẳng định. Hơn nữa, họ đã góp phần tích cực trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm (Thực dân Pháp), xây dựng và phát triển đất nước. Bản thân là vốn một cộng đồng “khách trú”, đến nay, họ trở thành cộng đồng dân tộc Việt Nam và phát triển như ngày hôm nay, chắc chắn có nhiều điều chúng ta cần tìm hiểu và học tập. Đồng thời, nghiên cứu họ sẽ gợi mở nhiều vấn đề quan trọng trong việc nghiên cứu vấn đề giao lưu và tiếp biến văn hóa Việt - Hoa, để đưa ra những chính sách phù hợp, các loại hình tín ngưỡng dân gian khác… để bảo tồn và phát huy, làm rõ thêm bức tranh đa màu sắc văn hóa Việt Nam.
Hãy là người bình luận đầu tiên