cá cược thể thao trực tuyến là gì - web cá độ thể thao uy tín

cá cược thể thao trực tuyến là gì - Sự kiện

Tư tưởng giáo dục thời kỳ Lý - Trần và bài học lịch sử của nó đối với sự nghiệp giáo dục ở Việt Nam hiện nay, NCS. Nguyễn Phan Thùy Dung

  • 24/05/2019
  • Tên luận án: "Tư tưởng giáo dục thời kỳ Lý - Trần và bài học lịch sử của nó đối với sự nghiệp giáo dục ở Việt Nam hiện nay"

    Chuyên ngành: TRIẾT HỌC
    Mã số: 62.22.03.01
    Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Phan Thùy Dung
    Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. TRỊNH DOÃN CHÍNH
    Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
    1. Tóm tắt nội dung luận án
    Giáo dục là một trong những vấn đề có ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững ở mỗi quốc gia. Từ xưa đến nay, từ Đông sang Tây các nhà kinh điển, các nhà tư tưởng luôn đề cao vị trí của giáo dục trong lịch sử phát triển nhân loại. Dân tộc Việt Nam do nhận thấy được vai trò to lớn của giáo dục nên sớm có truyền thống hiếu học và truyền thống tôn sư trọng đạo. Nhận thức sâu sắc được vấn đề có tầm chiến lược đó, nên trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam và trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, Đảng ta luôn đặc biệt quan tâm đến giáo dục. Do đó, chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Song, giáo dục Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập và cần được quan tâm thỏa đáng ở nhiều góc độ. Vì thế, việc nghiên cứu những giá trị trong tư tưởng giáo dục thời kỳ Lý - Trần, từ đó rút ra những bài học lịch sử, góp phần vào sự nghiệp giáo dục Việt Nam hiện nay là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực.
    Tư tưởng giáo dục thời kỳ Lý - Trần là sự phản ánh những đặc điểm và yêu cầu của xã hội Đại Việt từ đầu thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XIV đặt ra, đó là yêu cầu xây dựng nhà nước Đại Việt độc lập, thống nhất, vững mạnh về kinh tế, chính trị - xã hội nhằm bảo vệ lợi ích của triều đình Lý - Trần và bảo vệ nền độc lập dân tộc; và là yêu cầu phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc chống giặc Nguyên - Mông, bảo vệ độc lập chủ quyền và lợi ích dân tộc; đó còn là nhu cầu phát triển nền văn hóa Đại Việt độc lập, thống nhất. Là hình thái ý thức xã hội, tư tưởng giáo dục thời kỳ Lý - Trần còn là sự tiếp thu những tiền đề tư tưởng trước đó. Đó là những giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam mà đặc biệt là: lòng yêu nước, ý chí độc lập, tự cường dân tộc; tinh thần đoàn kết dân tộc, cố kết cộng đồng; lòng nhân ái, khoan dung, nhân nghĩa; đó còn là các giá trị đạo đức trong tư tưởng Nho giáo như: “cương thường”, “ngũ luân”, “quân tử”; quan điểm “từ bi” “hỷ xả”, “vô thường”, nhất là phạm trù “tâm” trong Phật giáo; là quan điểm “vô vi” trong Lão giáo. Trong đó, Nho giáo và Phật giáo là hai tiền đề có sự ảnh hưởng mạnh mẽ nhất.
    Tư tưởng giáo dục thời kỳ Lý - Trần là tổng hợp các nội dung: tư tưởng về giáo dục tri thức chung nhất về tự nhiên, xã hội và con người; đặc biệt là tư tưởng về giáo dục đạo lý làm người, những chuẩn mực đạo đức và cách thức tu dưỡng đạo đức cá nhân trong xã hội; tư tưởng về giáo dục tinh thần dân tộc và lòng yêu nước; cùng với phương pháp học tập và cách thức thi cử khá hoàn chỉnh và quy củ. Những nội dung này là sự thống nhất giữa luân lý đạo đức và chính trị xã hội; là sự kế thừa, dung hợp, phát triển tư tưởng của Tam giáo và tư tưởng, văn hóa Việt Nam truyền thống; và mang đậm tính nhân văn. 
    Với nội dung sâu sắc và đặc điểm nổi bật, tư tưởng giáo dục thời kỳ Lý - Trần không chỉ góp phần hệ thống hóa, làm phong phú và sâu sắc những quan điểm, tư tưởng về giáo dục của dân tộc Việt Nam ở những thời kỳ trước kia còn mờ nhạt và tản mạn; mà còn góp phần xây dựng nền tảng tinh thần, đạo đức cho xã hội, góp phần xây dựng đội ngũ hiền tài, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước Đại Việt hùng mạnh và làm nên những thắng lợi trong công cuộc đấu tranh giữ nước Đại Việt thế kỷ XIII. Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử quy định, tư tưởng giáo dục thời kỳ Lý - Trần vẫn còn những hạn chế nhất định, nhất là về mặt nội dung chưa mang tính toàn diện và chưa thực sự là tư tưởng giáo dục cho toàn dân, còn mang dấu ấn của đẳng cấp xã hội. Nếu bỏ qua những hạn chế ấy, tư tưởng giáo dục thời kỳ Lý - Trần vẫn còn là bài học lịch sử bổ ích trong sự nghiệp giáo dục và công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

    2. Những kết quả mới của luận án
    Luận án đã trình bày, phân tích, hệ thống hóa và làm rõ những nội dung cơ bản và đặc điểm chủ yếu của tư tưởng giáo dục thời kỳ Lý - Trần. Trên cơ sở đó, luận án đã phân tích, đánh giá, chỉ ra những giá trị và hạn chế trong tư tưởng giáo dục thời kỳ Lý - Trần; từ đó rút ra những bài học lịch sử thiết thực và bổ ích, góp phần vào công cuộc đổi mới giáo dục và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
    3. Khả năng ứng dụng của luận án
    Bằng sự trình bày một cách có hệ thống những nội dung, đặc điểm và ý nghĩa của tư tưởng giáo dục thời kỳ Lý - Trần, luận án không chỉ giúp người đọc có sự nhận thức sâu sắc hơn tư tưởng giáo dục thời kỳ này mà còn giúp có sự đánh giá khách quan, đúng đắn hơn giá trị vai trò của tư tưởng giáo dục thời kỳ Lý - Trần trong lịch sử giáo dục phong kiến Việt Nam thế kỷ XI - XIV. Những bài học lịch sử rút ra từ tư tưởng giáo dục thời kỳ Lý - Trần, là những vấn đề có ý nghĩa thực tiễn thiết thực góp phần vào công cuộc đổi mới giáo dục và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
     

    Tệp đính kèm:

    Hãy là người bình luận đầu tiên