cá cược thể thao trực tuyến là gì - web cá độ thể thao uy tín

Thành tích, giải thưởng

ĐHQG-HCM: 25 năm phát triển toàn diện

  • 27/01/2020
  • Dẫn đầu cả nước về số lượng chương trình đào tạo được kiểm định quốc tế; liên tục cải thiện thứ hạng trong các bảng xếp hạng đại học quốc tế uy tín; đa dạng hóa hình thức chuyển giao công nghệ, phục vụ cộng đồng hiệu quả; chất lượng nghiên cứu, đào tạo được giới học thuật và nhà tuyển dụng đánh giá cao…

    Sinh viên Trường ĐH KHTN ĐHQG-HCM vui mừng trong ngày tốt nghiệp. Ảnh: HCMUS

    Đó là những giá trị nổi bật mà ĐHQG-HCM đạt được từng bước trong suốt 25 năm hình thành và phát triển.

    Đạt nhiều chuẩn kiểm định quốc tế

    ĐHQG-HCM tham gia kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) rất sớm và thực hiện song song kiểm định cấp cơ sở giáo dục cùng kiểm định cấp chương trình đào tạo.

    Tháng 5/2017, 4 trường thành viên ĐHQG-HCM, gồm Trường ĐH KHXH&NV, Trường ĐH Công nghệ Thông tin, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Kinh tế - Luật được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng cấp cơ sở giáo dục của Bộ GD&ĐT. Tháng 3/2018, Trường ĐH An Giang cũng đạt chuẩn kiểm định này. Riêng Trường ĐH Quốc Tế và Trường ĐH Bách Khoa đạt hai chuẩn kiểm định chất lượng cấp cơ sở giáo dục: Trường ĐH Quốc Tế đạt chuẩn kiểm định của Bộ GD&ĐT và chuẩn AUN; Trường ĐH Bách Khoa đạt cùng lúc hai chuẩn kiểm định quốc tế là HCERES và AUN.

    Như vậy 7 trường thành viên ĐHQG-HCM đều đạt KĐCLGD cấp cơ sở theo tiêu chuẩn trong nước, khu vực và quốc tế.

    Về cấp chương trình đào tạo, ĐHQG-HCM hiện dẫn đầu cả nước với 66 chương trình đạt chuẩn khu vực và quốc tế (chiếm gần 50% số lượng của cả nước). Trong đó có 53 chương trình đạt chuẩn AUN-QA, 4 chương trình đạt chuẩn ABET, 7 chương trình đạt chuẩn CTI-ENAEE, 1 chương trình đạt chuẩn ACBSP và 1 chương trình đạt chuẩn FIBBA.

    ĐHQG-HCM hiện dẫn đầu cả nước với 66 chương trình đạt chuẩn khu vực và quốc tế (chiếm gần 50% số lượng của cả nước). Trong đó có 53 chương trình đạt chuẩn AUN-QA, 4 chương trình đạt chuẩn ABET, 7 chương trình đạt chuẩn CTI-ENAEE, 1 chương trình đạt chuẩn ACBSP và 1 chương trình đạt chuẩn FIBBA.

    Bên cạnh đó, ĐHQG-HCM còn tổ chức nhiều hội thảo chia sẻ kinh nghiệm cho các trường đại học về KĐCLGD. Trong đó, các chuyên gia thuộc ĐHQG-HCM phân tích rõ lợi ích, thách thức, các bước kiểm định, điểm tương đồng, khác biệt giữa các bộ tiêu chuẩn.

    Theo PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa - nguyên Phó Giám đốc ĐHQG-HCM, công tác kiểm định chất lượng có vai trò rất quan trọng, giúp các đơn vị tự nhận ra điểm mạnh, điểm hạn chế để cải tiến liên lục. Ở ĐHQG-HCM, văn hóa chất lượng đã hình thành và lan tỏa trong toàn hệ thống.

    Trong thời gian tới, theo TS Nguyễn Quốc Chính - Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo, ĐHQG-HCM sẽ tiếp tục kiện toàn hệ thống, kết nối và triển khai hiệu quả công tác đảm bảo chất lượng, đánh giá, kiểm định tại các trường thành viên. Cụ thể, năm 2020 Trường ĐH KHXH&NV sẽ tham gia đánh giá cấp cơ sở giáo dục theo tiêu chuẩn AUN, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên đánh giá cấp cơ sở giáo dục theo tiêu chuẩn HCERES, 4 chương trình tham gia đánh giá AUN-QA. ĐHQG-HCM cũng khuyến khích các trường sẽ lên kế hoạch để đánh giá theo các bộ tiêu chuẩn khác trong nước và quốc tế như bộ tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT, bộ tiểu chuẩn ABET, AACSB, FIBBA...

    Vào năm 2021, ĐHQG-HCM đăng cai tổ chức hội nghị AUN về đảm bảo chất lượng. Đây là lần đầu tiên hội nghị này được tổ chức tại Việt Nam, quy tụ các chuyên gia hàng đầu về công tác đảm bảo, kiểm định chất lượng nhằm nâng cao sự tin tưởng lẫn nhau về chất lượng đào tạo giữa các trường trong khu vực ASEAN cũng như các trường đại học đối tác trên thế giới.

    TS Nguyễn Quốc Chính khẳng định: “Những kết quả này thể hiện sức mạnh hệ thống của ĐHQG-HCM khi triển khai toàn diện, hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng, góp phần khẳng định hình ảnh và vị thế của ĐHQG-HCM trong hệ thống đại học cả nước”.

    Bứt phá trên bảng xếp hạng đại học quốc tế

    Trong bối cảnh ngày càng có nhiều trường đại học trong nước và quốc tế đầu tư mạnh cho hoạt động xếp hạng và xây dựng đại học đẳng cấp quốc tế, ĐHQG-HCM chọn hướng tiếp cận các bảng xếp hạng phù hợp với định hướng trở thành đại học nghiên cứu. Nhờ đầu tư có chiều sâu cho mảng đào tạo, nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế, ĐHQG-HCM dần khẳng định được vị trí của mình trên trường quốc tế.

    Chính thức tham gia “sân chơi xếp hạng” từ năm 2017 với thứ hạng 147 trong bảng xếp hạng QS Asia, ĐHQG-HCM liên tục bứt phá trên bảng xếp hạng này cùng nhiều bảng xếp hạng đại học quốc tế có uy tín.

    Ở bảng xếp hạng QS Asia, trong vòng 5 năm (2016-2020), ĐHQG-HCM tăng 3 lần và giảm 1 lần, nhảy lên được 58 bậc.

    Đặc biệt, ĐHQG-HCM hiện đứng đầu tại Việt Nam ở hai tiêu chí quan trọng là Danh tiếng học thuật và Danh tiếng với nhà tuyển dụng. Hai tiêu chí này ĐHQG-HCM được xếp vào Top 100 đại học hàng đầu châu Á.

    TS Nguyễn Quốc Chính đánh giá kết quả xếp hạng của ĐHQG-HCM trên QS Asia nhìn chung là ngày càng tăng: “Về vị thế, ĐHQG-HCM thuộc top 26% các đại học hàng đầu châu Á năm 2020 và giữ mức tăng đều từ năm 2016 đến nay (năm 2016 là top 40%). Đối sánh với mức trung bình của khu vực châu Á: tổng điểm của ĐHQG-HCM được cải thiện đáng kể trong 5 năm, từ -4,2% (2016) lên đến 18,1% (2020)”.

    Để nâng cao thứ hạng trong các bảng xếp hạng đại học quốc tế, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác đảm bảo chất lượng, ĐHQG-HCM còn tập trung nguồn lực nâng cao số lượng và chất lượng các công bố quốc tế để đưa ĐHQG-HCM tiếp cận sâu rộng với cộng đồng học thuật trong khu vực và trên thế giới.

    Đối sánh công bố khoa học qua các năm cho thấy ĐHQG-HCM luôn tăng nhanh về số lượng lẫn chất lượng.

    Năm 2006, ĐHQG-HCM công bố 869 bài báo khoa học trên các tạp chí trong nước và quốc tế. Đến năm 2013, con số này tăng gấp 3 lần là 2.418 và tăng gấp 5 lần vào năm 2018. Sau đó công bố khoa học tiếp tục tăng đều theo từng năm (từ năm 2014 đến 2018 lần lượt là 3.038, 3.953, 4.209, 4.392 và 4.515). Ở giai đoạn 2014-2018 ĐHQG-HCM bứt phá với số lượng bài báo thuộc các tạp chí quốc tế uy tín ISI, SCI, SCIE có tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 12%/năm và luôn chiếm tỷ lệ gần 60% trên tổng số bài báo quốc tế công bố hằng năm.

    Năm 2006, ĐHQG-HCM công bố 869 bài báo khoa học trên các tạp chí trong nước và quốc tế. Đến năm 2013, con số này tăng gấp 3 lần là 2.418 và tăng gấp 5 lần vào năm 2018.

    Đặc biệt, ĐHQG-HCM cũng được cộng đồng khoa học quốc tế đánh giá tốt hơn về chất lượng của các công bố, thể hiện qua sự gia tăng chỉ số IF trung bình: Từ 1.49 năm 2006 lên 2.06 năm 2013 và lên 2.3 năm 2017. Điều này cũng góp phần quan trọng trong việc duy trì và nâng cao thứ hạng trên các bảng xếp hạng đại học quốc tế.

    Đưa khoa học công nghệ phục vụ cộng đồng

    Năm 2008 được xem là cột mốc đánh dấu giá trị phục vụ cộng đồng, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học đóng góp cho sự phát triển kinh tế, xã hội các địa phương của ĐHQG-HCM. Đến nay, ĐHQG-HCM đã định vị khu vực liên kết và phục vụ cộng đồng là Đông Nam bộ (ưu tiên TP.HCM và tỉnh Bình Dương), Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung bộ và Tây nguyên.

    Theo PGS.TS Lâm Quang Vinh - Trưởng ban Ban KH&CN, ĐHQG-HCM luôn linh động, đa dạng hóa các hình thức chuyển giao công nghệ nhằm thực hiện trách nhiệm đưa khoa học công nghệ vào phục vụ cộng đồng.

    Hình thức phổ biến nhất là chuyển giao công nghệ từ kết quả nghiên cứu theo nhu cầu của địa phương với những kết quả cụ thể như: Viện Công nghệ Nano chuyển giao 5 hệ thống quan trắc và cảnh báo xâm nhập mặn tự động cho hai tỉnh Bến Tre và Vĩnh Long; Trường ĐH Bách Khoa nghiên cứu, bàn giao túi trữ nước ngọt tỉnh Bến Tre; Trường ĐH KHTN chuyển giao mô hình Aquaponics cho tỉnh Tây Ninh; Viện Môi trường và Tài nguyên chuyển giao máy lọc nước cho người dân tỉnh An Giang…

    Kế đến là chuyển giao công nghệ dựa vào chương trình hợp tác nghiên cứu với doanh nghiệp. Điển hình là các dự án: Phát triển công nghệ chế tạo hệ thống chiếu sáng công cộng thông minh sử dụng Led do Trường ĐH Bách Khoa hợp tác Công ty bóng đèn Điện Quang; Chuyển giao hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm do Viện Môi trường và Tài nguyên hợp tác Công ty dệt may Nha Trang; Viện Tế bào gốc Trường ĐH Khoa học Tự nhiên ký hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất mỹ phẩm BabyEver cho Công ty cổ phần Bệnh viện Emcas TP.HCM…

    Ngoài ra, ĐHQG-HCM còn thực hiện chuyển giao hàng loạt sản phẩm về mô hình tiết kiệm năng lượng trong lĩnh vực chiếu sáng công cộng, công nghệ sấy nông sản sử dụng năng lượng mặt trời, ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý rác, các thiết bị phục vụ nông nghiệp thông minh…

    Doanh thu chuyển giao khoa học công nghệ của ĐHQG-HCM mỗi năm đạt trung bình hơn 150 tỷ đồng. Trong đó, nổi bật là năm 2016 với doanh thu hơn 257 tỷ đồng, năm 2017 hơn 249 tỷ đồng, năm 2018 hơn 254 tỷ đồng.

    Doanh thu chuyển giao khoa học công nghệ của ĐHQG-HCM mỗi năm đạt trung bình hơn 150 tỷ đồng. Trong đó, nổi bật là năm 2016 với doanh thu hơn 257 tỷ đồng, năm 2017 hơn 249 tỷ đồng, năm 2018 hơn 254 tỷ đồng.

    Những con số này, cho thấy ĐHQG-HCM đã thực hiện một trong những tiêu chuẩn của đại học đúng nghĩa: chuyển những giá trị tinh thần, khoa học thành giá trị thực của cuộc sống kinh tế - xã hội.

    Trong thời gian tới, ĐHQG-HCM sẽ ưu tiên thực hiện các dự án nghiên cứu có tiềm năng thương mại, chú trọng đầu tư các hướng nghiên cứu có thế mạnh, ưu tiên phục vụ cộng đồng và phối hợp chặt chẽ với giới doanh nghiệp trong việc đặt hàng nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ.

    PGS.TS Huỳnh Thành Đạt - Giám đốc ĐHQG-HCM, khẳng định tất cả dự án hợp tác các địa phương phải có sản phẩm cụ thể. ĐHQG-HCM luôn xem việc hỗ trợ phục vụ cộng đồng là mục tiêu, trách nhiệm, sứ mạng của mình. Để có kết quả cao, ĐHQG-HCM cam kết cùng bố trí kinh phí đối ứng thích hợp với kinh phí của các tỉnh để thực hiện các đề tài nghiên cứu.

    Hãy là người bình luận đầu tiên