cá cược thể thao trực tuyến là gì - web cá độ thể thao uy tín

Hội thảo

Hội thảo Khoa học Quốc gia “Văn hóa với động lực của sự nghiệp đổi mới”

  • 19/12/2015
  • Ngày 18/12/2015, Trung tâm Lý luận Chính trị ĐHQG-HCM phối hợp với Trường ĐH Ngân Hàng tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc gia “Văn hóa với động lực của sự nghiệp đổi mới” . Tham dự Hội thảo có GS.TS Hoàng Chí Bảo, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương; TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám Đốc ĐHQG-HCM; cùng gần 100 đại biểu là các nhà nhà nghiên cứu, chuyên gia, cán bộ giảng dạy của các trường ĐH, CĐ trên khắp cả nước.

    Toàn cảnh Hội thảo “Văn hóa với động lực của sự nghiệp đổi mới”


        Hội thảo nhận được 85 tham luận từ  30 đơn vị gửi đến và 72 bài trong số đó được in thành sách chuyên đề phục vụ Hội thảo. Nội dung các bài viết theo ba hướng chính: Những vấn đề lý luận chung về vai trò động lực của văn hóa;  Vai trò động lực của văn hóa trong các lĩnh vực của đời sống xã hội;  Vai trò động lực của văn hóa trong quá trình hội nhập quốc tế. 

        Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám Đốc ĐHQG-HCM nhấn mạnh: “Hội thảo gắn liền với sự nghiệp đổi mới đất nước, với quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Chủ đề hội thảo lần này không chỉ bàn về vai trò động lực của văn hóa, mà còn tìm hiểu mối quan hệ giữa văn hóa với các yếu tố động lực khác của sự nghiệp đổi mới”.

         TS Nguyễn Đức Nghĩa, PGĐ ĐHQG-HCM phát biểu khai mạc Hội thảo.


        Trong tham luận có nhan đề Xây dựng Đảng về văn hóa, GS Hoàng Chí Bảo  khẳng định: Hội thảo là sự kiện đầy ý nghĩa, hướng đến Đại hội lần XII của Đảng. Trước tình trạng suy thoái đạo đức và văn hóa ở một bộ phận cán bộ, đảng vên, việc xây dựng văn hóa Đảng là cực kỳ quan trọng, nhằm giữ vững niềm tin của nhân dân vào Đảng, đảm bảo Đảng ta là Đảng từ nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. 

    GS Hoàng Chí Bảo, UV Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu tại Hội thảo.


        PGS.TS Đặng Hữu Toàn đề cập vấn đề phát triển văn hóa với tính cách là nguồn lực nội sinh cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay. Theo ông, để văn hóa thể hiện được vai trò nền tảng, động lực, nguồn lực nội sinh cho sự phát triển bền vững của xã hội, cần đặt nó trong mối quan hệ hài hòa với kinh tế, chính trị, xã hội, hướng đến giá trị chân - thiện - mỹ, giá trị nhân văn trên cơ sở phát huy tinh thần tự lực tự cường, trình độ văn hóa và ý thức chính trị của mọi người dân. Ông cũng đặc biệt lưu ý đến nhiều vấn đề liên quan đến việc giáo dục phương thức ứng xử giữa người với người, hình thành hệ điều tiết các thang giá trị, giao lưu văn hóa để văn hóa dân tộc được trường tồn, phát triển.

        Hội thảo cũng đón nhận những ý kiến sâu sắc của GS Trần Đình Bút - nguyên Chuyên gia cao cấp, Ủy viên Hội đồng Tư vấn của Chính phủ. Trong bài phát biểu của mình, Giáo sư nêu rõ: để văn hóa trở thành động lực cho sự phát triển thì hơn bao giờ hết chúng ta phải đổi mới tư duy, đổi mới cơ chế quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có đổi mới cách tiếp cận về kinh tế thị trường. Sự phát triển của đất nước sắp tới phải chú ý đến xu thế phát triển của thế giới. Ông cũng đề nghị nên thêm từ “mục tiêu” trong tựa đề của cuốn sách nếu có tái bản, thành Văn hóa - mục tiêu, động lực của sự nghiệp đổi mới, để phù hợp với mục tiêu về văn hóa của Đảng ta.
    PGS. TS Lý Hoàng Ánh, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngân Hàng TP. HCM cho rằng, trong quá trình hội nhập, phát triển đất nước, sự giao thoa, tiếp biến, thậm chí là quá trình “xâm lăng” văn hóa diễn ra rất phức tạp, đòi hỏi người làm công tác nghiên cứu, lý luận về văn hóa tư tưởng, cũng như bản thân mỗi chúng ta phải luôn trau dồi, học hỏi, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, biến nó thành giá trị nhân văn, động lực để góp phần xây dựng, phát triển đất nước giàu mạnh.

        Trong tham luận Vai trò động lực của văn hóa đối với sự nghiệp đổi mới - thực trạng và những vấn đề đặt ra, PGS. TS Đinh Ngọc Thạch chỉ ra những biểu hiện làm suy giảm vai trò động lực của văn hóa, trong đó có văn hóa chính trị; từ đó gợi mở những giải pháp thiết thực để vượt qua những “điểm nghẽn” trong đời sống văn hóa. Theo ông, cần nhận thức lại các thang giá trị, đổi mới tư duy văn hóa và phương thức quản lý văn hóa, vượt qua sức nặng của “quả núi truyền thống” để tự tin và chủ động vươn ra biển lớn của văn hóa nhân loại, khắc phục mâu thuẫn giữa tình trạng “cố chấp” và “tha hóa” bản sắc, vô cảm chính trị, phai nhạt lý tưởng, tình trạng tham nhũng và lợi ích nhóm trong Đảng.

        Nhiều phát biểu tại Hội thảo cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, vai trò động lực của văn hóa chưa được phát huy đúng mức do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, cần được nhận diện, phân tích, hướng đến các khía cạnh nổi bật, có mối quan hệ hữu cơ với văn hóa như kinh tế thị trường, hệ thống chính trị, giáo dục và đào tạo, đạo đức và tâm lý xã hội, cơ chế, chính sách... Không thể nói đến văn hóa với những luận giải trừu tượng, mà cần đi vào thực chất, vào việc “đo lường” các giá trị gắn với đòi hỏi của thời đại, vào chính những vấn đề cụ thể do thực tiễn đặt ra, thẩm định và kiểm chứng.  
    Tổng kết Hội thảo, GS Hoàng Chí Bảo nhấn mạnh: “Sản phẩm của Hội thảo hôm nay là quà tặng thiết thực dâng lên Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần XII”. 

     Hội thảo là buổi sinh hoạt khoa học bổ ích, thiết thực, là nơi gắn kết tâm huyết, trách nhiệm của các nhà giáo - nhà khoa học từ khắp mọi miền, tha thiết với sự nghiệp đổi mới, với sự phát triển của đất nước trong thế giới mở nhưng hết sức phức tạp hiện nay.

    Hãy là người bình luận đầu tiên