cá cược thể thao trực tuyến là gì - web cá độ thể thao uy tín

cá cược thể thao trực tuyến là gì KH&CN

PTN Tế bào gốc: Phấn đấu mỗi tuần có một công bố quốc tế

  • 14/09/2017
  • Nhiều nghiên cứu nhận giải thưởng Technologist Award của Hội Tế bào gốc Quốc tế, 3 công trình được Bộ Y tế cấp phép điều trị thử nghiệm trên người, liên tục 2 năm các cá nhân đạt giải thưởng Quả cầu Vàng... Đó là “vắn tắt” bảng dài thành tích của PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc Trường ĐH KHTN ĐHQG-HCM (PTN Tế bào gốc) đạt được.

    PTN Tế bào gốc nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2016. Ảnh: KHTN

        Tại hội thảo Tổng kết, đánh giá hiệu quả hoạt động PTN trọng điểm tại ĐHQG-HCM giai đoạn 2011-2016, PTN Tế bào gốc được xem là một trong các đơn vị có hoạt động KHCN xuất sắc nhất ĐHQG-HCM.

    Công bố quốc tế tăng dần theo từng năm

        Tháng 12/2007, PTN Tế bào gốc được thành lập, trở thành PTN Tế bào gốc đầu tiên và đồng bộ nhất ở miền Nam cũng như trong hệ thống các trường ĐH trên cả nước. PTN Tế bào gốc có nhiệm vụ nghiên cứu, chế tạo sản phẩm, đào tạo cán bộ nghiên cứu và thực hiện các hợp đồng chuyển giao công nghệ, liên kết với các cá nhân/đơn vị trong và ngoài ĐHQG-HCM.

        PGS.TS Phạm Văn Phúc, Trưởng PTN Tế bào gốc cho biết, 10 năm qua những thành tựu nổi bật của PTN Tế bào gốc thể hiện chủ yếu qua 4 lĩnh vực: y học, dược học, mỹ phẩm và nông nghiệp.

        Chỉ tính riêng trong 5 năm qua, PTN Tế bào gốc đã công bố quốc tế hơn 80 công trình, công bố trong nước hơn 40 công trình, có 7 sáng chế được nộp, chủ trì 4 đề tài cấp Nhà nước và hơn 14 đề tài các cấp khác. Hai tạp chí Biomedical Research and Therapy và Progress in Stem Cell được trích dẫn trong Cơ sở dữ liệu Y khoa lớn nhất thế giới (EMBASE). Đây là 2 tạp chí Y Sinh đầu tiên của Việt Nam được đưa vào cơ sở dữ liệu này.

        Gần đây nhất, vào tháng 3/2017, Bộ Y tế chính thức cấp phép thử nghiệm điều trị bệnh tiểu đường típ 1 bằng liệu pháp tế bào gốc. Công trình này do ThS Phan Kim Ngọc, nguyên Trưởng PTN Tế bào gốc và BS Lê Thị Bích Phượng, Trưởng đơn vị Tế bào gốc Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh đồng chủ nhiệm. 

        “Đây là một là trong ba công trình của PTN Tế bào gốc được Bộ Y tế cho phép thử nghiệm điều trị trên người từ năm 2013 đến nay, bao gồm: thử nghiệm lâm sàng điều trị bệnh như thoái hoá khớp (2013), bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (2015)” - PGS.TS Phạm Văn Phúc chia sẻ.

        Bên cạnh đó, PTN Tế bào gốc là đơn vị đi đầu trong cả nước trong việc nghiên cứu thành công các bộ sinh phẩm tách chiết tế bào gốc, đã hợp tác với doanh nghiệp để sản xuất và được cấp phép lưu hành ở Việt Nam. 

        Ông Phúc cho biết thêm, từ khi thành lập đến nay, số công bố KH&CN trên các tạp chí quốc tế tăng dần theo từng năm. Cụ thể, năm 2011 số bài báo đăng trên tạp chí KH&CN quốc tế là 11, thì năm 2016 con số này lên đến 32, tức cứ hai tuần có một công bố quốc tế. 

        PGS.TS Phạm Văn Phúc nhấn mạnh PTN Tế bào gốc còn đặt mục tiêu cao hơn: “Tính từ tháng 6/2016 đến tháng 6/2017 PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc đã công bố 36 bài báo trên các tạp chí quốc tế. Tính ra mỗi tháng PTN có 3 bài, trong khi mục tiêu chúng tôi đặt ra mỗi tuần có một công bố quốc tế”.

    8 giải pháp mang đến hiệu quả

        Theo PGS.TS Phạm Văn Phúc để đạt được những kết quả trên, PTN Tế bào gốc đã tiến hành đổi mới hệ thống quản lý với 8 giải pháp cụ thể: (1) Mô hình quản lý nhóm nghiên cứu ngang hàng, (2) Quản lý thiết bị chung và nhãn phân cấp sử dụng cùng nhật ký sử dụng, (3) Xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả hoạt động của từng cán bộ nghiên cứu, (4) Xây dựng hệ thống đề tài cấp cơ sở nhằm khuyến khích nghiên cứu KHCN, (5) Quản lý hóa chất vật tư, đề xuất hóa chất trực tuyến, (6) Đẩy mạnh đạo đức công bố theo tiêu chuẩn quốc tế, (7) Minh bạch quyền lợi trong hoạt động sinh lời, (8) Xây dựng các giải thưởng trong PTN.

        Ví dụ, việc đưa ra Mô hình quản lý nhóm nghiên cứu ngang hàng thì mọi người từ sinh viên đến giáo sư, nhà quản lý đều có quyền lợi sử dụng các thiết bị, hóa chất... như nhau. Điều này tạo nên môi trường làm việc mở, bất cứ cá nhân nào cũng được quyền sử dụng các trang thiết bị để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu. Một mặt, mô hình này tạo điều kiện bình đẳng cho mọi người, mặt khác các thiết bị sẽ được khai hết công suất.

    Nghiên cứu tại PTN Tế bào gốc. Ảnh: Đàm Nhung


        Với giải pháp Xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả hoạt động của từng cán bộ nghiên cứu qua chỉ số CF (contribution factor - sự đóng góp thực tế), mỗi quý các thành viên trong PTN Tế bào gốc đều được tính ra phần trăm đóng góp thông qua điểm công bố khoa học. Điều này, giúp xác định rõ ai làm nhiều, ai là làm ít, ai không làm gì cả.  PGS.TS Phạm Văn Phúc tâm sự: “Nhìn vào chỉ số CF để biết mình đứng ở đâu và kích thích các thành viên nghiên cứu”.

        Mỗi phòng thí nghiệm, bên cạnh hoạt động nghiên cứu còn có các hoạt động có thu. Câu hỏi đặt ra là lợi nhuận thuộc về ai hay làm “của chung”? PTN Tế bào gốc chọn cách minh bạch quyền lợi. Cụ thể người trực tiếp làm ra hoạt động có thu sẽ hưởng 30% lợi nhuận, và 70% sẽ chi cho hoạt động của PTN.
    Ông Phúc cho biết, trong những năm qua, PTN Tế bào gốc có nhiều dịch vụ khoa học kỹ thuật cũng như sản phẩm “đẻ ra tiền” như: Dịch vụ phân tích chất lượng tinh trùng cho động vật; Dịch vụ đánh giá hoạt tính chống ung thư của các bài thuốc, hợp chất, cao chiết tự nhiên; Sản phẩm mô hình động vật bệnh: ung thư, đái tháo đường, xơ gian, thiếu máu chi, hoại tử chỏm xương đùi; Sản phẩm kit tách chiết tế bào gốc...

        Chia sẻ về những khó khăn, PGS.TS Phạm Văn Phúc cho biết trang thiết ở PTN Tế bào gốc bị xuống cấp trầm trọng, trong đó có những thiết bị từ năm 2007 đến nay bị hư hỏng, dẫn đến kết quả nghiên cứu thiếu chính xác. Ông Phúc bày tỏ: “Trong thời gian qua PTN Tế bào gốc hoạt động rất hiệu quả, vì thế rất mong lãnh đạo ĐHQG-HCM xem xét đầu tư giai đoạn hai, để PTN tăng cường trang thiết bị phục vụ cho mục tiêu vào năm 2020, PTN đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế của một PTN nghiên cứu hiện đại”.

    ĐỨC LỘC

    Hãy là người bình luận đầu tiên