cá cược thể thao trực tuyến là gì - web cá độ thể thao uy tín

cá cược thể thao trực tuyến là gì - Sự kiện

SO SÁNH LỜI THỈNH CẦU CỦA NGƯỜI VIỆT VÀ NGƯỜI MỸ - NCS. Lý Thiên Trang

  • 11/02/2020
  • Tên luận án: SO SÁNH LỜI THỈNH CẦU CỦA NGƯỜI VIỆT VÀ NGƯỜI MỸ
    Chuyên ngành: Ngôn ngữ học So sánh Đối chiếu
    Mã số: 62.22.01.10
    Nghiên cứu sinh: LÝ THIÊN TRANG
    Cơ sở đào tạo: Trường ĐH KHXH&NV– ĐHQG-HCM
    Người hướng dẫn: GS. TS. BÙI KHÁNH THẾ

    1.    Tính cấp thiết của đề tài
    Lời thỉnh cầu đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp xã hội, trong các ngôn ngữ khác nhau lời thỉnh cầu có những biểu đạt khác nhau và mang đậm nét văn hoá xã hội.. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về so sánh lời thỉnh cầu của người Việt và người Mỹ để từ đó tìm ra một số đặc điểm cơ bản về văn hoá – ngôn ngữ của người Việt và người Mỹ khi họ có những ưu tiên lựa chọn chiến lược thỉnh cầu và thành phần điều biến lực ngôn trung khi các biến xã hội thay đổi: địa vị, tuổi tác, mối quan hệ và giới tính.Thông qua đó, luận án góp phần làm sáng tỏ bản sắc văn hoá dân tộc; giúp cải thiện những khó khăn, trở ngại trong việc dạy và học ngoại ngữ… 
    2.    Mục đích nghiên cứu
    So sánh lời thỉnh cầu của người Việt và người Mỹ để tìm ra một số đặc điểm cơ bản về văn hoá-ngôn ngữ của người Việt và người Mỹ khi khi họ thực hiện lời thỉnh cầu  khi địa vị, tuổi tác, mối quan hệ và giới tính. Việc nghiên cứu này góp phần luận án góp phần làm sáng tỏ bản sắc văn hoá dân tộc của người Việt và người Mỹ.
    Mặt khác, việc so sánh lời thỉnh cầu của người Việt và người Mỹ còn đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực dạy học ngoại ngữ, giúp cải thiện những khó khăn trở ngại trong việc dạy học ngoại ngữ. Sự cần thiết phải so sánh đối chiếu ngôn ngữ để hỗ trợ cho việc dạy học ngoại ngữ, nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học ngoại ngữ là một trong những động cơ thúc đẩy sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ học đối chiếu. Bản chất của lời thình cầu là áp đặt lên người nghe, vì vậy nếu người nói hay người học ngoại ngữ không sử dụng lời thỉnh cầu hợp lí thì sẽ không đạt được mục đích giao tiếp. 
    Ngoài ra, việc so sánh lời thỉnh cầu của người Việt và người Mỹ sẽ góp phần không nhỏ vào công tác dịch thuật.
    Thật vậy, lời thỉnh cầu đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp xã hội. Trong các ngôn ngữ khác nhau lời thỉnh có những biểu đạt khác nhau và mang đậm nét văn hóa xã hội. Người Việt và người Mỹ có những ưu tiên lựa chọn chiến lược thỉnh cầu khác nhau do đặc điểm văn hóa khác nhau. Việc lựa chọn chiến lược thỉnh cầu với các biến số xã hội như địa vị, tuổi tác, mối quan hệ và giới tính cũng khác nhau trong các nền văn hóa. Vì vậy, lời thỉnh cầu cần được xem xét chu đáo và toàn diện dưới góc nhìn văn hóa vì bản chất lời thỉnh cầu là áp đặt lên người nghe, người nhận thông tin.

    3.    Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    Luận án vận dụng những cơ sở lý thuyết sau: vấn đề lí thuyết liên quan trực tiếp đến lời thỉnh cầu ở bình diện ngữ dụng học là lí thuyết hội thoại, lí thuyết hành động ngôn ngữ, lịch sự.
    -    Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp khảo sát trắc nghiệm hoàn chỉnh diễn ngôn viết (Written Discource Completion Test), phương pháp mô tả và phương pháp so sánh đối chiếu và các thủ pháp nghiên cứu: thống kê, phân tích. Dữ liệu thu thập được được phân tích dựa trên công cụ hỗ trợ phần mềm thống kê SPSS. 

    -    Cơ sở dữ liệu: Dữ liệu này được thu thập thông qua điều tra bằng bảng câu hỏi khảo sát đối với người Việt nói tiếng Việt sống tại TP. Hồ Chí Minh có trình độ học vấn từ Trung học phổ thông trở lên (120 người) và người Mỹ có quốc tịch Mỹ nói tiếng Anh sống tại TP. Hồ Chí Minh có trình độ học vấn tương đương (120 người) khi thực hiện lời thỉnh cầu khi các quan hệ xã hội khác nhau: địa vị, tuổi tác, mối quan hệ và giới tính.

    4.    Kết quả nghiên cứu
    Luận án đã tìm hiểu, phân tích và lí giải các yếu tố ảnh hưởng tới lời thỉnh cầu, cũng như thấy được những nét khác biệt về văn hoá trong lời thỉnh cầu của tiếng Việt và tiếng Anh. Tựu trung, có thể nhận định, đánh giá tổng quát như sau:
    -    Các vấn đề quan yếu về ngữ dụng học, hay cụ thể hơn là lời thỉnh cầu xét trên bình diện lịch sự ngôn ngữ đã được giới thiệu khá rộng rãi, do vậy trong luận án này, qua khảo sát các lựa chọn ngôn từ và chiến lược giao tiếp của người Việt và người Mỹ khi thực hiện lời thỉnh cầu, bình diện lịch sự trong những tình huống cụ thể mà chúng tôi có sự giải thích, kiến giải một số vấn đề còn bỏ ngỏ với mong muốn hoàn thiện bức tranh nghiên cứu về lời thỉnh cầu vốn đã rất nhiều màu sắc.
    -    Sự lựa chọn chiến lược thỉnh cầu khi địa vị xã hội thay đổi, qua khảo sát 10 tình huống trong chương 2, chúng tôi nhận thấy thực chất lực ngôn trung người nghe tiếp nhận được chỉ là lực ngôn trung thứ cấp. 
    -    Trong những nghi thức như: mời, cám ơn, xin lỗi, chê, thỉnh cầu,… và để hiểu vai trò của từ xưng hô trong giao tiếp, hẳn chúng ta phải xem xét một cách toàn diện, chứ không nên chỉ dừng lại ở một số phương diện đơn lẻ nào đó. Một lời thỉnh cầu trực tiếp trong tiếng Việt tuy bản chất là áp đặt lên người nghe, người nhận thông tin, tuy nhiên mức độ áp đặt của lời thỉnh cầu ấy khi có sự xuất hiện của từ xưng hô ít nhiều đã làm biến đổi thang độ lịch sự của lời thỉnh cầu.
    -    Khi thực hiện chiến lược thỉnh cầu với người lớn tuổi hơn, người Việt vẫn ưa chuộng cách thực hiện lời thình cầu trực tiếp, nhưng không thể nói vì thế mà tính lịch sự trong lời thỉnh cầu của người Việt bị hạn chế. Người Việt và người Mỹ có những ưu tiên lựa chọn chiến lược thỉnh cầu khi có sự thay đổi khi quan hệ xã hội khác nhau: địa vị, tuổi tác, mối quan hệ và giới tính. Bên cạnh đó, thành phần điều biến lực ngôn trung cũng góp phần không nhỏ thể hiện tính lịch sự trong lời thỉnh cầu khi các biến số thay đổi: địa vị, tuổi tác, mối quan hệ và giới tính.
    -    Lực ngôn trung người nghe tiếp nhận được chỉ là lực ngôn trung thứ cấp. Dưới sự tác động của tương quan địa vị, mối quan hệ và mức độ áp đặt của lời thỉnh cầu trong những ngữ cảnh cụ thể, các thành phần điều biến lực ngôn trung sẽ tham gia làm tăng hoặc giảm lực ngôn trung nguyên cấp, chuyển đổi lực ngôn trung nguyên cấp thành lực ngôn trung thứ cấp. Điều đó cũng có nghĩa là lực ngôn trung nguyên cấp không bao giờ sinh ra lực tác động giống nhau đối với người nghe, bởi vì các yếu tố tác động lên lời thỉnh cầu luôn thay đổi. Khi tương quan địa vị thay đổi, lời thỉnh cầu cũng thay đổi về cấu trúc thành phần mệnh đề chính cũng như sự lựa chọn các thành phần điều biến lực ngôn trung. Bên cạnh thành phần cốt lõi trong cấu trúc thỉnh cầu thì thành phần điều biến lực ngôn trung đóng vai trò cũng không kém phần quan trọng. Người Việt và người Mỹ đều có những phương sách làm dịu mức độ phương hại thể diện bằng cách dùng các công cụ ngôn ngữ và dùng các biện pháp tu từ: trước tiên phải kể đến việc dùng từ xưng hô của người Việt. Trong tiếng Việt, hệ thống từ xưng hô đa dạng, phong phú góp phần không nhỏ đến việc điều biến lực ngôn trung trong những lời thỉnh cầu trực tiếp. Trong giao tiếp, việc lựa chọn từ xưng hô thích hợp có vai trò quan yếu có thể điều hòa các quan hệ xã hội, trong đó có phép lịch sự,… đặc biệt trong tiếng Việt với sự đa dạng của và mang đậm nét văn hóa của từ xưng hô thì tính lịch sự trong phát ngôn đặc biệt trong lời thỉnh cầu càng được thể hiện rõ. Thực tế việc sử dụng ngôn ngữ đã đặt ra hàng loạt vấn đề có liên quan đến việc lựa chọn ngôn từ nói chung và ngay cả từ xưng hô nói riêng, tưởng chừng như không mấy quan trọng trong phát ngôn nhưng lại chứa đựng những đặc điểm văn hóa quan trọng, góp phần để đạt được lịch sự trong giao tiếp nói chung, và trong lời thỉnh cầu nói riêng. 
    -    Xưng hô đóng vai trò quan trọng trong lời thỉnh cầu: người Việt với sự đa dạng và mang đậm sắc thái tình cảm trong việc lựa chọn từ xưng hô trong lời thỉnh cầu, người Việt ưa chuộng sử dụng lời thỉnh cầu trực tiếp, những điều đó không đồng nghĩa với việc thiếu sự lịch sự, mức độ áp đặt trong lời thỉnh cầu cao, mà sự hiện diện của phát từ xưng hô trong những lời thỉnh cầu trực tiếp đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nhẹ mức độ áp đặt, giảm nhẹ mức độ phương hại đến thể diện của người nghe, người nhận thông tin, và qua đó tính lịch sự cũng được tăng lên đáng kể.Trong cách xưng hô của người Mỹ họ không đặt nặng lắm về quan hệ giữa người nói và người nghe, và vấn đề quan hệ tôn ti cũng không được đặt nặng, đây chính là đặc điểm văn hóa của người Mỹ, họ tôn trọng bình đẳng.
    -    So sánh cách thực hiện lời thỉnh cầu của người Việt và người Mỹ không chỉ dừng lại ở việc phục vụ các đối tượng dạy và học ngoại ngữ mà đề tài còn được mở rộng để phục vụ các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng, các nhà nghiên cứu dịch thuật và các nhà nghiên cứu văn hóa học, những người đang làm việc trong lĩnh vực so sánh các ngôn ngữ và các nền văn hóa.

    5.    Đóng góp về lí luận và thực tiễn của luận án
    -    Lời thỉnh cầu đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp xã hội, trong các ngôn ngữ khác nhau lời thỉnh cầu có những biểu đạt khác nhau và mang đậm nét văn hoá xã hội. Mục đích giao tiếp của con người cuối cùng là để thoả mãn những nhu cầu cá nhân dựa trên các chuẩn mực xã hội. Chính vì vậy mà lời thỉnh cầu của chủ thể nói năng giữ vai trò hết sức quan trọng. Lời thỉnh cầu quan trọng đến mức hầu như không một ngôn ngữ nào trên thế giới là không có kiểu câu mang ý nghĩa này. Tuy nhiên, không phải lúc nào lời thỉnh cầu cũng được thực hiện theo đúng mục đích của chủ thể phát ngôn. Điều này có nhiều lý do mà một trong các lý do rất quan trọng, có tính quyết định đó chính là tuỳ thuộc vào hiệu lực điều biến lực ngôn trung của lời thỉnh cầu. Việc tăng hay giảm hiệu lực của lời thỉnh cầu lại tuỳ thuộc khá nhiều yếu tố: vai giai tiếp, hoàn cảnh nói năng… và cả đặc trưng ngôn ngữ riêng biệt của mỗi cộng đồng. Vì vậy, luận án “So sánh lời thỉnh cầu của người Việt và người Mỹ” với mục đích nêu bật được một số khác biệt cơ bản của chiến lược thỉnh cầu và của lực ngôn trung trong lời thỉnh cầu khi địa vị, tuổi tác, mối quan hệ và giới thính của chủ thể phát ngôn thay đổi khi thực hiện một số tình huống giao tiếp bằng lời thông dụng trong cuộc sống hằng ngày của người Việt và người Mỹ góp phần làm sáng tỏ bản sắc văn hoá dân tộc; giúp cải thiện những khó khăn, trở ngại trong việc dạy và học ngoại ngữ. Kết quả nghiên cứu còn góp phần phục vụ các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng, các nhà nghiên cứu dịch thuật và các nhà nghiên cứu văn hóa học, những người đang làm việc trong lĩnh vực so sánh các ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.
     

    Tệp đính kèm:

    Hãy là người bình luận đầu tiên