cá cược thể thao trực tuyến là gì - web cá độ thể thao uy tín

Cổng thông tin việc làm

Tìm giải pháp nâng cao năng lực cho sinh viên

  • 12/08/2019
  • Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang diễn ra trên toàn cầu và tác động mạnh mẽ đến nguồn nhân lực nước ta. Bối cảnh mới, đòi hỏi nguồn nhân lực Việt Nam phải được trang bị kỹ năng tương thích. Trong đó, sinh viên được xem là đối tượng chính yếu cần được nâng cao năng lực để tiếp cận với công nghệ kỹ thuật số.

    PGS.TS Vũ Hải Quân phát biểu tại buổi hội thảo.

    Vậy sinh viên cần trang bị những kỹ năng nào? Các trường đại học cần làm gì để giúp sinh viên nâng cao năng lực? Hơn 100 đại biểu là đại diện các trường đại học trong và ngoài ĐHQG-HCM, doanh nghiệp, sinh viên đã cùng tìm câu trả lời tại hội thảo Nâng cao năng lực sinh viên đáp ứng nhu cầu xã hội, doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay do ĐHQG-HCM tổ chức vào sáng 31/5.

    Sinh viên hiểu sai về nghề nghiệp

    Ông Nguyễn Triệu Thông (Trưởng phòng Tuyển dụng Saigon Co.op), cho biết doanh nghiệp này có hơn 18.000 lao động nhưng thường xuyên thiếu nhân sự, mặc dù chế độ đãi ngộ tốt.

    “Theo thống kê, năm ngoái có hơn 270.000 sinh viên ra trường không có việc làm nhưng thực tế ở đơn vị bán lẻ như Saigon Co.op hiện rất thiếu nhân sự. Nguyên nhân nằm ở đâu? Tôi nghĩ rằng vấn đề ở chỗ lệch đào tạo từ nhà trường, lệch trong lựa chọn trường đại học của sinh viên. Mặt khác, qua thực tế 6 năm tuyển dụng, tôi thấy nhiều người trẻ ra trường đánh giá sai về công việc mình sẽ làm. Họ sẵn sàng làm kế toán ngồi trong phòng máy lạnh để hưởng lương 5 triệu đồng/tháng nhưng từ chối công việc bán hàng với lương 7-8 triệu đồng/tháng” - ông Nguyễn Triệu Thông chia sẻ.

    Trưởng phòng Tuyển dụng Saigon Co.op cũng cho biết thêm, doanh nghiệp này từng rất nhiều lần mời sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học lớn về làm giám sát, quản lý bán hàng với lương 8-10 triệu đồng/tháng nhưng họ từ chối. Và “bệnh” của sinh viên hiện nay là thích làm công việc văn phòng, ngồi trong máy lạnh, có tâm lý phải làm công ty lớn để giá trị bản thân cao hơn.

    Đồng quan điểm, ông Nguyễn Bình An (Giám đốc Khối nội vụ Hoa Sen Group), cho biết việc tuyển dụng khá khó khăn ở những vị trí liên quan đến kinh doanh dù thu nhập khá hấp dẫn. “Tình trạng này xảy ra vì suy nghĩ làm tiếp thị là phải lăn lộn bên ngoài và giá trị bản thân không cao bằng công việc ở ngân hàng hay vị trí quản lý” - ông Nguyễn Bình An bình luận.

    Ở một góc nhìn rộng hơn, ông Lê Hồng Phúc (Chủ tịch CLB Nhân sự Việt Nam) nêu thực trạng “ngay cả nhân lực trong nhà hàng khách sạn, các vị trí bếp trưởng ở nước ta hiện rất ít người Việt Nam đảm trách” và “hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam không còn giới hạn việc tuyển dụng trong nước mà đã mở rộng ra nước ngoài”.

    Theo ông Phúc, sinh viên hiện nay vừa hiểu sai về nghề nghiệp, vừa thiếu nhiều kỹ năng mềm. “Khái niệm kỹ năng mềm của sinh viên trong thời CMCN 4.0 cần nâng lên một bậc. Ví dụ ‘kỹ năng giải quyết vấn đề’ bây giờ phải là ‘kỹ năng giải quyết vấn đề phức tạp’, hoặc ‘kỹ năng quản lý’ bây giờ phải nâng lên thành ‘kỹ năng quản lý đa nhiệm’… Bên cạnh đó, trong thời buổi cạnh tranh ngày nay, sinh viên phải luôn sẵn sàng tâm thế không lùi bước” - Chủ tịch CLB Nhân sự Việt Nam nhận định.

    “Khái niệm kỹ năng mềm của sinh viên dưới thời CMCN 4.0 cần nâng lên một bậc. Ví dụ ‘kỹ năng giải quyết vấn đề’ bây giờ phải là ‘kỹ năng giải quyết vấn đề phức tạp’, hoặc ‘kỹ năng quản lý’ bây giờ phải nâng lên thành ‘kỹ năng quản lý đa nhiệm’…

                                                                                             Ông Lê Hồng Phúc

    Trường đại học đào tạo thiếu thực tế?

    Nhiều chuyên gia cho rằng nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên một phần là do các trường đại học đang đào tạo “thiếu thực tế”.

    Theo ông Lê Trương Vĩnh Phú (cựu sinh viên Trường ĐH Bách Khoa ĐHQG-HCM), dẫn chứng: “Tôi học tại Việt Nam và sau đó sang Singapore học tiếp. Sự khác biệt ở nước bạn là người ta dạy thực tế, khuyến khích sinh viên nghiên cứu, tôn trọng sự khác biệt. Còn chúng ta hô hào quá nhiều về CMCN 4.0 nhưng chưa nhìn thấy phía trước nó là cái gì? 10 năm, 20 năm nữa, nhu cầu nhân lực sẽ như thế nào ? Ví dụ đơn giản như ngành ngân hàng, ngay cả thế giới vẫn có những công việc làm thủ công. Do đó, phải đào tạo sinh viên những kiến thức, kỹ năng thực tế và gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp trong suốt quá trình đào tạo, sau đào tạo”.

    TS Nguyễn Thanh Tùng (Viện Quản trị Tri thức KMi) khuyến nghị: “Cần có những học kỳ doanh nghiệp để kết nối và mở đường cho sinh viên sau khi tốt nghiệp”.

    Tuy nhiên, một số ý kiến lại cho rằng việc sinh viên thiếu kỹ năng không hẳn là do nhà trường. Theo TS Trần Cao Vinh (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHTN ĐHQG-HCM), với thời gian đào tạo 4-5 năm thì việc tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng cho sinh viên là một bài toán khó. Kỹ năng là cần thiết nhưng kiến thức là phần quan trọng hơn. Do đó, nhiều trường đại học chưa biết điều chỉnh chương trình đào tạo thế nào cho phù hợp.

    PGS.TS Vũ Đức Lung (Trường ĐH Công nghệ Thông tin ĐHQG-HCM), cho biết trường mình tổ chức nhiều buổi nói chuyện giữa doanh nghiệp và sinh viên, hoặc hướng dẫn sinh viên đến doanh nghiệp học tập. Tuy nhiên, chuyên gia ở các doanh nghiệp khó “toàn tâm toàn ý” với giảng đường vì phần lớn họ đều không có nhiều thời gian. “Theo tôi, kỹ năng cho sinh viên thời 4.0 là cần thiết nhưng không được nói nhiều quá về kỹ năng mà quên đi kiến thức, kiến thức là điều căn bản” - PGS.TS Vũ Đức Lung khẳng định.

    “Theo tôi, kỹ năng cho sinh viên thời 4.0 là cần thiết nhưng không được nói nhiều quá về kỹ năng mà quên đi kiến thức, kiến thức là điều căn bản”

    PGS.TS Vũ Đức Lung

    Gắn kết ba bên

    Nhiều giải pháp đã được đề xuất để nâng cao năng lực cho sinh viên. Và giải pháp nào cũng đòi hỏi sự phối hợp giữa “ba bên”: nhà trường, doanh nghiệp và sinh viên.

    Theo TS Nguyễn Thị Hảo (Phó Trưởng ban Đại học ĐHQG-HCM), các trường cần xác định khung/mô hình năng lực của sinh viên tốt nghiệp đại học hiện nay, gồm 3 nhóm: năng lực nền tảng; năng lực thích nghi và sáng tạo, đổi mới; và năng lực chuyên môn (xuyên ngành).

    TS Hồ Nhựt Quang (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc Tế ĐHQG-HCM) đề nghị trường đại học tổ chức các học kỳ doanh nghiệp để sinh viên tiếp cận với thực tế nghề nghiệp, nâng cao kỹ năng thiết yếu. “Ở Trường ĐH Quốc Tế, chúng tôi mời 12 đại diện doanh nghiệp đến trực tiếp giảng dạy. Và để hạn chế tình trạng chuyên gia bận việc công ty, bỏ giờ đứng lớp, chúng tôi luôn chuẩn bị sẵn hai giảng viên để ‘thế chỗ’. Nhờ thế, học kỳ doanh nghiệp vẫn được duy trì thường xuyên” - TS Quang chia sẻ.

    Ông Nguyễn Đình Việt (đại diện Tập đoàn Viettel) cho rằng các doanh nghiệp nên tuyển dụng sinh viên uyển chuyển, linh hoạt hơn đồng thời tăng cường hoạt động gắn kết với các trường đại học, tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên thực tập.

    Theo các chuyên gia, để thích ứng với cuộc CMCN 4.0, sinh viên cần phải trang bị năng lực sáng tạo, học tập suốt đời và tiếp cận công nghệ kỹ thuật số.

    PGS.TS Vũ Hải Quân (Phó Giám đốc ĐHQG-HCM), sơ kết: “Bốn điểm cốt lõi hiện nay trong đào tạo là kiến thức - kỹ năng - thái độ - thực tiễn. Doanh nghiệp và sinh viên chính là khách hàng của các trường đại học nên chúng ta phải lắng nghe để có chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo sát thực tế. Đây là trách nhiệm của trường đại học và nếu chúng ta không nghiêm túc nhìn nhận để cùng thay đổi thì không thể nào tiến được. Những ý kiến bổ ích trong hội thảo hôm nay, chúng tôi trân trọng ghi nhận để bổ sung, hoàn thiện đề án xây dựng khung năng lực cho sinh viên ĐHQG-HCM trong thời gian tới”.

     

    Nhiều chương trình nâng cao kỹ năng cho sinh viên ĐHQG-HCM

    TS Lưu Trung Thủy - Phó Trưởng ban Công tác Sinh viên ĐHQG-HCM, cho biết giai đoạn 2016-2020, ĐHQG-HCM đã triển khai 2 chương trình tăng cường kỹ năng cho sinh viên, gồm Chương trình kỹ năng định hướng “hòa nhập với đời sống đại học” dành cho sinh viên đầu khóa và Chương trình kỹ năng mềm dành cho sinh viên giữa và cuối khóa.

    Chương trình kỹ năng định hướng “hòa nhập với đời sống đại học” tập trung vào các chuyên đề: Pháp luật và kỹ năng sống; Kỹ năng tiếp cận và xử lý thông tin trên mạng xã hội/khai thác công nghệ thông tin trong tìm kiếm và sử dụng tài liệu; Kỹ năng xây dựng hình ảnh bản thân; Kỹ năng xử lý khủng hoảng tâm lý…

    Chương trình kỹ năng mềm tập trung 12 nhóm kỹ năng thiết yếu đối với sinh viên: Kỹ năng học và tự học; Kỹ năng lãnh đạo bản thân; Kỹ năng giao tiếp và ứng xử; Kỹ năng đàm phán; Kỹ năng khởi nghiệp…

     “Thời gian tới, ĐHQG-HCM tiếp tục tổng kết hiệu quả các chương trình tăng cường kỹ năng cho sinh viên thông qua phản hồi, đánh giá của doanh nghiệp để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh hiện nay” - TS Thủy cho biết.

    ĐỨC LỘC (Bản tin ĐHQG-HCM số 195)

     

    Hãy là người bình luận đầu tiên