cá cược thể thao trực tuyến là gì - web cá độ thể thao uy tín

Sau đại học

Văn hóa tín ngưỡng của cư dân ở huyện đảo Lý Sơn – Quảng Ngãi - NCS. Nguyễn Duy Đoài

  • 10/03/2019
  • Tên luận án: Văn hóa tín ngưỡng của cư dân ở huyện đảo Lý Sơn – Quảng Ngãi
    Chuyên ngành    Văn hóa học         Mã số: 62.31.06.40
    Họ và tên nghiên cứu sinh:    Nguyễn Duy Đoài
    Người hướng dẫn khoa học:    PGS.TS. Phan An
    Tên Cơ sở đào tạo:                Trường Đại học Khoa học Xã hội&Nhân văn - ĐHQG TP.HCM.
    1.    Tóm tắt nội dung luận án 
    Theo hướng tiếp cận sinh thái học văn hóa, địa văn hóa; vận dụng các lý thuyết văn hóa học và phương pháp liên ngành, phương pháp so sánh, phương pháp nghiên cứu văn bản; dựa trên tư liệu khảo sát thực tế đời sống của cộng đồng cư dân Lý Sơn. Từ đó, nêu lên các dạng thức tín ngưỡng từ gia đình – dòng họ đến cộng đồng đã ảnh hưởng với đời sống cộng đồng trong quá trình hình thành và phát triển. Ngoài ra, chúng tôi còn so sánh những tương đồng và dị biệt các tín ngưỡng với các vùng khác nhằm làm nổi bật những đặc điểm của văn hóa tín ngưỡng ở Lý Sơn
    Chương 1. Cơ sở lý luận và tổng quan về huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi với các khái niệm như tín ngưỡng, văn hóa tín ngưỡng, các lý thuyết nghiên cứu và giới thiệu về vùng đất con người Lý Sơn.
    Chương 2. Các dạng thức tín ngưỡng  của cư dân ở huyện đảo Lý sơn, bao gồm tín ngưỡng trong gia đình – dòng họ, cộng đồng của cư dân Lý Sơn như thờ cúng việc lề (tổ tiên), tế lễ âm hồn, thờ cúng cá Ông, tục thờ cúng Thiên Y A Na. Từ đó, chúng tôi so sánh tương đồng và dị biệt các dạng thức tín ngưỡng với vùng khác.
    Chương 3. Đặc điểm và vai trò của tín ngưỡng trong đời sống văn hóa của cư dân huyện đảo Lý sơn nhằm nêu lên  một số đặc điểm như tính tích hợp giữa tín ngưỡng và tôn giáo như Phật – Đạo – Nho cũng như sự tích hợp trong việc thờ cúng việc lề đến Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Từ đó trở thành một lễ hội lớn của cộng đồng cũng như việc ý thức về việc xác lập chủ quyền biển đảo của Việt Nam về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường. Tính dung hợp, tính lịch sử cũng được thể hiện qua các loại hình tín ngưỡng của cư dân Lý Sơn. Tính linh hoạt thể hiện từ sự chuyển đổi và kết hợp trong tín ngưỡng giữa nông nghiệp và ngư nghiệp cũng như từ tín ngưỡng gia đình – dòng họ đến cộng đồng. Ngoài ra, vai trò của văn hóa tín ngưỡng nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh, cố kết cộng đồng, bảo tồn và trao truyền những giá trị văn hóa truyền thống.
    2.    Những kết quả của luận án 
    2.1. Về phương diện khoa học 
    Hướng tiếp cận của đề tài từ góc độ văn hóa học là hướng nghiên cứu mới, nhằm góp phần tìm hiểu văn hóa tín ngưỡng của cư dân Lý Sơn. Từ đó, để các ban ngành có những chính sách tốt hơn trong việc quản lý bảo tồn và phát huy những giá trị trong văn hóa.
    Luận án sử dụng các lý thuyết nghiên cứu như sinh thái học văn hóa, vùng văn hóa, giao lưu tiếp biến văn hóa và chức năng luận để phân tích đối tượng nghiên cứu cụ thể, nhằm làm rõ đặc điểm và vai trò của văn hóa tín ngưỡng trong đời sống của cư dân Lý Sơn.
    2.2. Về ý nghĩa thực tiễn 
    Từ việc vận dụng các phương pháp tiếp cận liên ngành, nghiên cứu định tính, so sánh đối chiếu… để lý giải, phân tích các vấn đề. Từ những tư liệu thu thập, khảo sát, phỏng vấn làm nội dung luận án phong phú hơn như việc thờ cá Ông ở nhà thờ tộc họ, hay sự chuyển đổi hay kết hợp giữa tín ngưỡng trong tộc họ và cộng đồng, cũng như việc sử dụng Shaman giáo trong tín ngưỡng để thần thánh hóa mà có những danh xưng “ Quan”, “Cá Bà” và các chức tước khác nhau mà ở nơi khác khó thấy được.
    Từ kết quả nghiên cứu sẽ giúp “chắp nối” những đứt gãy từ truyền thống đến hiện đại, trả lại giá trị vốn có rất đặc trưng của Lý Sơn. Giúp các loại hình văn hóa tín ngưỡng này có điều kiện bảo tồn và phát huy giá trị, cũng như khẳng định và thừa nhận cái mới tích cực được tích hợp trong từng loại hình văn hóa tín ngưỡng này. Từ đó, đề xuất các kiến nghị nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa qua các loại hình tín ngưỡng trên đảo Lý Sơn, đó là những vấn đề mà người nghiên cứu quan tâm và sẽ công bố, mong muốn có những đóng góp khoa học và thực tiễn nhất định khi đề tài hoàn thành.
    3. Hướng phát triển nghiên cứu tiếp theo: có thể tiếp tục nghiên cứu theo nhiều hướng mang tính mở rộng hơn, sâu hơn. Cụ thể như: Shaman giáo trong tín ngưỡng cộng đồng, văn hóa quản lý cộng đồng truyền thống và hiện đại, những biến đổi trong đời sống văn hóa của cộng đồng cư dân.… Đó là những đề tài mà chúng tôi khơi gợi có thể tìm hiểu và nghiên cứu văn hóa của cộng đồng cư dân huyện Lý Sơn – Quảng Ngãi. 
        
     

    Tệp đính kèm:

    Hãy là người bình luận đầu tiên