ThS. Lưu Bích Thu
Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG-HCM
---------
Giới thiệu
Bài viết này được tóm tắt từ nghiên cứu của tác giả Gollier (2021) với tựa đề là “The welfare cost of vaccine misallocation, delays and nationalism”, được trích trong quyển Covid Economics của Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Kinh tế (The Centre for Economic Policy Research, viết tắt là: CFPR), số 74, xuất bản vào tháng 3 năm 2021.
Tóm tắt sơ lược
Tốc độ chậm của chiến dịch tiêm chủng vaccine ở châu Âu đã đặt ra những câu hỏi quan trọng về đối tượng nên được ưu tiên, bên cạnh đó là tổn thất phúc lợi từ việc trì hoãn và tác động của nhóm người chống vaccine (anti-vaxxers) và chủ nghĩa dân tộc vaccine (vaccine nationalism). Trong quyển “Covid Economics” đã phân tích rất tốt về các khía cạnh khủng hoảng thời kỳ Covid. Trận đại dịch Covid đã đặt ra một số vấn đề phức tạp về đạo đức con người và kinh tế. Theo nghiên cứu mới của Gollier (2021), tác giả đã chỉ ra rằng chiến lược ‘stop-and-go’ là một chiến lược bóp nghẹt quá trình tiêm chủng vaccine. Tác giả đã sử dụng mô hình SIR có cấu trúc theo độ tuổi của biến thể Covid được điều chỉnh trước khi có chiến dịch tiêm vaccine ở Pháp (theo chính sách phong tỏa “stop-and-go”) và chỉ ra rằng nếu đạt được tốc độ tiêm vaccine 100,000 lượt mỗi ngày, lợi ích phúc lợi có thể đạt được 75%. Vì sự chênh lệch lớn về tỷ lệ nhập viện và tử vong giữa các nhóm tuổi, người lớn tuổi nên được ưu tiên tiêm phòng, điều này cũng sẽ mang lại lợi ích về nhân mạng cũng như kinh tế. Việc ưu tiên phân bổ vaccine cho nhóm người dễ bị ảnh hưởng bởi Covid-19 đã cứu sống được 70.0000 người cao tuổi, nhưng nó cũng làm tăng tỷ lệ tử vong của nhóm trẻ tuổi lên đến 14.000 người. Việc mô phỏng về chủ nghĩa dân tộc vaccine đã cho thấy rằng số người chết trên toàn cầu sẽ tăng lên 20% nếu nước sản xuất vaccine tiêm phòng cho toàn bộ dân số của họ trước khi xuất khẩu sang nước không có khả năng sản xuất vaccine.
Phương pháp nghiên cứu
Với giả định rằng vaccine cần ba tuần để phát triển hệ miễn dịch, người được tiêm không mắc các triệu chứng nghiêm trọng và không phát tán virus, Gollier (2021) áp dụng mô hình SIR để nghiên cứu chiến dịch tiêm chủng ở Pháp vào đầu tháng 1/2021, thời điểm bắt đầu chiến dịch, khi tỷ lệ miễn dịch chiếm khoảng 17%. Mô hình SIR được giới thiệu bởi Kermack và McKendrick (1927). Ngày nay, mô hình SIR vẫn là xương sống của tài liệu về dịch tễ học. Từ lâu, mô hình này đã được mở rộng cho phép nghiên cứu về sự khác biệt của nhiều nhóm đối với dịch tễ học. Sự mở rộng của mô hình về nghiên cứu được các nhà nghiên cứu gọi là “multi-group” và nếu mô hình nghiên cứu tập trung vào sự tương quan giữa các nhóm tuổi và dịch tễ học thì được gọi là “age-structured” hoặc “age-stratified”. Theo nhà nghiên cứu Acemoglu và cộng sự (2020) và Gollier (2020), tác giả đã mở rộng hướng nghiên cứu về lý thuyết hệ thống thời gian rời rạc, bằng cách thêm module kinh tế học và các giai đoạn tiêm phòng vaccine.
Từ mô hình nghiên cứu SIR, Gollier (2021) xác định tổn thất phúc lợi dựa vào hai khía cạnh: nhân mạng và chi phí kinh tế. Thứ nhất, cuộc sống là có giá trị vì vậy cái chết được xem là một tổn thất phúc lợi của con người. Thứ hai, chi phí kinh tế của một quốc gia, ví dụ: chi phí về sự tử vong, thời gian cách ly bao gồm cả chi phí hỗ trợ cho những người không có việc làm do bị ảnh hưởng bởi chính sách, thời gian phong tỏa và chi phí tiêm chủng vaccine cho người dân.
Kết quả nghiên cứu
1. Lợi ích phúc lợi trong việc đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng
Trong bài nghiên cứu, tác giả đo lường lợi ích phúc lợi của chiến dịch tối ưu tiêm chủng vaccine ở Pháp bằng cách kết hợp đo lường tài sản và sức khỏe của người dân. Đối với yếu tố sức khỏe, tác giả đã sử dụng phương pháp giá trị thống kê cuộc sống (value of a statistical life, viết tắt là VSL) để đánh giá những người bị lây nhiễm bởi Covid-19 được cứu sống trong hàm phúc lợi. Kết quả cho thấy lợi ích phúc lợi biên sẽ giảm dần khi tốc độ tiêm vaccine tăng lên. So với giải pháp không dùng vaccine, ¾ tổn thất phúc lợi do đại dịch sẽ bị loại bỏ với tốc độ tiêm vaccine 100.000 mỗi ngày vào năm 2021. Và hậu quả của việc trì hoãn tiêm phòng khoảng 1 tuần ở Pháp sẽ gia tăng tỷ lệ tử vong thêm 2.500 người và nó sẽ giảm tổng tài sản của quốc gia lên đến 8 tỷ euro. Đây là kết quả quan trọng để đánh giá rủi ro lợi ích phúc lợi của việc tạm dừng chiến dịch tiêm chủng (4 ngày) khi những nghi ngờ xuất hiện vào tháng 3 về tác dụng phụ của vaccine AstraZeneca (đông máu, huyết khối).
Bảng 1: Những tác động của đại dịch là hệ quả từ việc tăng tốc độ tiêm vaccine, bắt đầu từ ngày 0 của việc tiêm phòng vaccine. Nguồn số liệu: Gollier (2021).
Tốc độ tiêm vaccine |
Số người tử vong |
Tổn thất kinh kế |
|||
|
19-64 |
65+ |
Tổng |
tài sản |
Tổng |
106/ ngày |
|
% GDP |
% GDP |
||
0.00 |
72705 |
396464 |
469351 |
34.71 |
104.8 |
0.05 |
55387 |
78780 |
134337 |
18.45 |
38.50 |
0.10 |
41641 |
50026 |
91817 |
13.82 |
27.53 |
0.15 |
32857 |
41609 |
74605 |
11.13 |
22.26 |
0.20 |
26159 |
37166 |
63450 |
9.31 |
18.78 |
0.25 |
22642 |
32883 |
55638 |
8.04 |
16.34 |
0.50 |
16245 |
29151 |
45470 |
5.06 |
11.84 |
Bảng 1 cho ta cái nhìn sâu sắc về mối tương quan giữa lợi ích cận biên và tốc độ tiêm chủng. Khi tăng từ 0 đến 100.000 liều/ngày, tổn thất phúc lợi sẽ giảm 73%. Nhưng từ tốc độ 100.000 đến 200.000 liều/ngày, tổn thất phúc lợi chỉ còn giảm 30%.
2. Tổn thất phúc lợi của việc phân bổ sai vaccine
Tính đến 16/3/2021, khoảng 20 triệu người ở Vương Quốc Anh và Liên minh châu Âu đã được tiêm vaccine. Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (European Medicines Agency, viết tắt là EMA) đã xem xét 25 trường hợp có hiện tượng đông máu khi tiêm vaccine. Mối liên hệ của hiện tượng đông máu với việc tiêm vaccine vẫn chưa được chứng minh. Đối với trường hợp bệnh huyết khối tắc mạch, báo cáo sau khi tiêm chủng đưa ra con số thấp hơn so với dự kiến. Kết quả này hữu ích để so sánh tác dụng phụ tiềm ẩn của vaccine với số lượng người bị tử vong do nhiễm Covid-19 và chi phí kinh tế liên quan đến việc trì hoãn chiến dịch trong 1 tuần.
Bảng 2: Tác động của việc trì hoãn chiến dịch vaccine trong 1 tuần. Nguồn: Gollier (2021).
Số ngày trì hoãn |
Số người tử vong |
Tổn thất kinh tế |
|||
|
19-64 |
65+ |
Tổng |
Tài sản |
Tổng |
0 ngày |
41641 |
50026 |
91817 |
13.82 |
27.53 |
7 ngày |
41980 |
52168 |
94298 |
14.16 |
28.23 |
Như Bảng 2 cho thấy, việc khởi động chậm chiến dịch tiêm phòng làm tăng số người chết lên 2.481 người và làm giảm GDP khoảng 0,34% tương đương hơn 8 tỷ euro. Ước tính này cho thấy rằng Pháp đã phải gánh chịu hậu quả nặng nề do sự trì hoãn chiến dịch tiêm chủng AstraZeneca trong vòng nửa tuần. Hơn nữa, việc đình chỉ làm giảm niềm tin của người dân vào chiến dịch tiêm chủng vaccine.
Tỷ lệ tử vong do nhiễm bệnh gia tăng cấp số nhân theo tuổi tác, cứ sau 5 năm lại tăng gấp đôi. Điều này có nghĩa việc chiến dịch tiêm vaccine chuyển hướng ưu tiên khỏi nhóm người lớn tuổi không những có tác động xấu đến tỷ lệ tử vong toàn cầu, mà còn ảnh hưởng đến thời gian và cường độ phong tỏa để bảo toàn năng lực ICU. Có rất nhiều lý do khác nhau lý giải quyết định này, có thể là nhằm giảm thiểu chi phí phúc lợi của chiến dịch tiêm chủng. Ví dụ, để hỗ trợ cho những nhân lực thiết yếu (nhân viên y tế, giáo viên, v.v.) vì đây là những người phải chịu nhiều rủi ro. Tác giả đã nghiên cứu trường hợp cực đoan nhất khi vaccine được phân bổ dựa trên các tiêu chí độc lập khỏi nguy cơ tử vong. Trong Bảng 3 cho thấy rằng quy trình tiêm chủng ngẫu nhiên làm giảm thiệt hại kinh tế khoảng 1% GDP hàng năm, số người chết toàn cầu tăng thêm 56.000 người, trong đó, nhóm người cao tuổi tăng thêm khoảng 70.000 ca tử vong, trong khi khoảng 14.000 người độ tuổi trung niên sẽ được khỏi bệnh.
Bảng 3: Tác động của việc phân bổ vaccine một cách ngẫu nhiên. Nguồn: Gollier (2021).
Biện pháp phân bổ tiêm vaccine |
Số người tử vong |
Tổn thất kinh tế |
|||
|
19-64 |
65+ |
Tổng |
Tài sản |
Tổng |
Giải pháp có chọn lọc |
41641 |
50026 |
91817 |
13.82 |
27.53 |
Ngẫu nhiên |
27277 |
120463 |
147807 |
12.83 |
34.89 |
Sự tồn tại của phong trào chống tiêm chủng vaccine cung cấp một minh họa khác về tổn thất phúc lợi của việc phân bổ vaccine không hiệu quả. Pháp là một quốc gia có tỷ lệ số người chống tiêm chủng vaccine tương đối cao. Giả sử rằng 30% dân số từ chối vaccine và đồng đều giữa các lớp tuổi, tổn thất phúc lợi của việc này là như thế nào? Bảng 4 đã mô tả tóm tắt về những kết quả của nghiên cứu. Đầu tiên, nhiều người chống tiêm phòng vaccine ở độ tuổi trung niên sẽ có tỷ lệ tử vong cao hơn. Nhưng vì virus phát tán mạnh hơn ở nhóm tuổi này, sẽ có nhiều người hơn trong số họ dù đã tiêm vaccine cũng sẽ qua đời do chưa phát triển đủ kháng thể. Thêm nữa là những người già thì khả năng tiếp xúc với những người cùng độ tuổi cao hơn các nhóm tuổi khác, nên sự hiện diện của các anti-vaxxer cao niên sẽ lại làm tăng thêm 5.000 ca tử vong trong số những cao niên ủng hộ việc tiêm vaccine.
Thứ hai, về phía nhóm người chống lại tiêm chủng vaccine, họ hưởng lợi từ miễn dịch cộng đồng được tạo ra từ những người ủng hộ tiêm chủng vaccine. Sự xuất hiện của nhóm người ủng hộ vaccine trong dân số sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong 35% mà những người chống vaccine phải đối mặt - khoảng 50.000 người so với tình huống không có ai được tiêm. Đây là ngoại tác tích cực tạo ra bởi những người ủng hộ tiêm vaccine lên nhóm người chống tiêm chủng vaccine.
Bảng 4: Ảnh hưởng của 30% nhóm người chống tiêm phòng vaccine. Nguồn: Gollier (2021).
|
Số người tử vong |
Tổn thất kinh tế |
|||
19-64 |
65+ |
Tổng |
Tài sản |
Tổng |
|
Không có phong trào chống tiêm vaccine |
41641 |
50026 |
91817 |
13.82 |
27.53 |
Có khoảng 30% nhóm người là chống tiêm vaccine trên toàn cầu |
41080 |
114333 |
155548 |
13.73 |
36.91 |
Nhóm người ủng hộ (vaxxers) |
24442 |
40160 |
64691 |
|
|
Nhóm người không ủng hộ (anti-vaxxers) |
16638 |
74173 |
90857 |
|
Chủ nghĩa dân tộc vaccine là một minh họa khác về việc phân phối sai vaccine. Để mô phỏng tác động của hình thức chủ nghĩa dân tộc này, tác giả đã phân tích một mô hình có hai nước Pháp giống hệt nhau: một bên không có bất kỳ khả năng sản xuất vaccine nào và một bên có khả năng cung cấp 400.000 liều vaccine một ngày. Tác giả so sánh giải pháp tốt nhất khi vaccine được chia đều cho cả hai bên với giải pháp mang tính chủ nghĩa quốc gia khi bên sản xuất vaccine thực hiện tiêm chủng cho toàn bộ người dân trước khi xuất khẩu vaccine sang bên khác. Kết quả được thể hiện trong Bảng 5, chủ nghĩa dân tộc vaccine làm tăng 20% số người chết trên toàn cầu. Thiệt hại kinh tế ở nước nhập khẩu vaccine nhiều hơn gấp đôi so với nước sản xuất vaccine và số người chết vào cuối đại dịch khi so ra thì ở mức vượt hơn 150% ở nước nhập khẩu. Xét trên sự khác biệt lớn về cường độ của mức khủng hoảng y tế và kinh tế giữa các nước sản xuất và nước nhập khẩu vaccine, tác giả cho rằng sẽ không thực tế khi kỳ vọng bất kỳ sự hợp tác về mặt chính trị nào nhằm phân bổ nguồn lực vaccine đầy đủ ở cấp độ quốc tế, bất chấp những nỗ lực của Tổ chức Y tế thế giới (thông qua COVAX).
Bảng 5: Ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc vaccine. (Nguồn số liệu: Gollier (2021)).
Viễn cảnh |
Số người tử vong |
Tổn thất kinh tế |
|||
19-64 |
65+ |
Tổng |
Tài sản |
Tổng |
|
Giải pháp tốt nhất (giá trị trung bình) |
41641 |
50026 |
91817 |
13.82 |
27.53 |
Chủ nghĩa dân tộc vaccine (giá trị trung bình) |
32560 |
78708 |
111398 |
14.42 |
31.04 |
Nước xuất khẩu vaccine |
26159 |
37166 |
63450 |
9.31 |
18.78 |
Nước nhập khẩu vaccine |
38969 |
120250 |
159347 |
19.53 |
43.31 |
Kết luận
Tốc độ tiêm chủng tăng lên chủ yếu có lợi cho những người cao niên trong cuộc chạy đua giữa tiêm chủng và sự lây nhiễm. Tuy nhiên, nó cũng mang lại lợi ích kinh tế, vì nó giúp rút ngắn thời gian của chính sách phong tỏa. Điều quan trọng lưu ý trong chiến dịch này, chi phí tiêm vaccine chỉ có € 30 cho mỗi liều tiêm ở Pháp, cho nên chi phí kinh tế của chiến dịch tiêm chủng lần này không quá 0,1% GDP hàng năm.
Nếu mục tiêu là giảm thiểu thiệt hại về tổn thất phúc lợi, giải pháp tối ưu là nên ưu tiên tiêm chủng cho những người dễ bị tổn thương bởi dịch Covid-19. Theo giải pháp tối ưu này, lợi ích cận biên của vaccine sẽ giảm nhanh theo số lượng người được tiêm được tích lũy trong dân số của quốc gia. Vấn đề quan trọng là phải nhanh chóng tiêm phòng cho những người dễ bị nhiễm Covid-19, để giảm bớt gánh nặng và áp lực lên các ICU và các bệnh viện có thể được nới lỏng, cùng với việc giảm tần suất giãn cách xã hội.
Mục đích của bài nghiên cứu này là ước tính tổn thất phúc lợi của việc phân bổ sai vaccine, đặc biệt là tập trung vào hậu quả của chủ nghĩa dân tộc vaccine hiện đang phổ biến ở các nước phương Tây. Điều này cho thấy rằng việc tiêm phòng vaccine cho những người ít chịu bị ảnh hưởng bởi Covid-19 ở các nước phát triển thay vì tiêm cho những người có bị tổn thương cao bởi trận đại dịch đã gây trầm trọng vào hậu quả của tổn thất phúc lợi toàn cầu. Trong mô hình tác giả lấy ví dụ về hai quốc gia, tác giả cũng chỉ ra rằng sự cực đoan của chủ nghĩa dân tộc vaccine, trong đó, các nước phát triển ưu tiên tiêm phòng cho dân số của họ trước khi xuất khẩu vaccine của họ, kết quả số lượng người tử vong trên toàn cầu tăng 20%.
Tài liệu tham khảo
Challen, R., Brooks-Pollock, E., Read, J. M., Tsaneva-Atanasova, K., & Danon, L. (2021). Risk of mortality in patients infected with SARS-CoV-2 variant of concern 202012/1: matched cohort study. The British Medical Journal 372, n579.
Gollier, C. (2020). Cost-benefit analysis of age-specific deconfinement strategies. Journal of Public Economic Theory 22(6), 1746-1771 (pre-published in Covid Economics 24: 1-31).
Gollier, C. (2021). The welfare cost of vaccine misallocation, delays and nationalism. Covid Economics 74, 1-24.
Volz, E; et al. (2020). Transmission of SARS-CoV-2 lineage B.1.1.7 in England: Insights from linking epidemiological and genetic data.
Hãy là người bình luận đầu tiên